Hướng dẫn chế độ ăn cho người tiểu đường

NỘI DUNG

  • Tiểu đường là gì?
  • Bệnh tiểu đường được phân thành 2 loại sau
  • Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường
  • Các dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào là phù hợp?
    • Chế độ ăn tính theo thể trạng cơ thể
  • Những lưu ý trong chế độ ăn cho người tiểu đường
    • Với những thức ăn chứa tinh bột
    • Với  thức ăn giàu chất đạm
    • Với chất béo
    • Rau xanh và trái cây tươi
    • Đối với chất ngọt
  • Những người tiểu đường không nên ăn gì?

Chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp giúp xua tan những nỗi lo biến chứng đối với những người bị đái tháo đường? Tìm hiểu chế độ ăn uống phù hợp dành cho người tiểu đường dưới đây nhé.

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Là một bệnh mãn tính với lượng đường trong máu cao hơn so với người bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin khiến cho rối loạn chuyển hóa lượng đường trong máu dẫn tới bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là gì?

Với những người bị bệnh tiểu đường khi cơ thể không chuyển hóa những chất bột, đường từ thực phẩm vào cơ thể một cách hiệu quả mà tích tụ dần trong máu. Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ về tim mạch, gây tổn thương cho mắt, thận, hệ thần kinh và có biến chứng nghiêm trọng khác.

Bệnh tiểu đường được phân thành 2 loại sau

Tiểu đường típ 1: Tiểu đường típ 1 hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ tuổi chiếm dưới 10% số người mắc bệnh típ này. Người mắc bệnh này do bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất.

Tiểu đường típ 2: Bị tiểu đường típ 2 khi cơ thể đề kháng với insulin. Tức là cơ thể có sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Tiểu đường típ 2 thường gặp ở 90-95% số người bệnh.

Tiểu đường típ 3: Tiểu đường trong thai kỳ, chiếm 3-5% số thai nghén.

Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường

Tuyến tụy trong cơ thể có nhiệm vụ tiết ra hoocmon insulin, đây là một loại chất kiểm soát lượng glucose trong máu để tạo ra năng lượng. Khi cơ thể thiếu insulin hoặcinsulin không thể chuyển hóa được đường và gây bệnh bởi những nguyên nhân sau:

  • Do di truyền: Chủ yếu là do gen di truyền từ các thế hệ trước trong gia đình.
  • Ăn nhiều chất bột đường, đặc biệt nhất là gạo
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân của tiểu đường
  • Ngủ không đủ giấc, thường xuyên bị căng thẳng: Căng thẳng sẽ khiến cho một số cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, dẫn tới rối loạn chuyển hóa đường.
  • Không ăn bữa sáng: Bỏ bữa sáng dẫn rới đường huyết trong cơ thể giảm đột ngọt và tạo ra phản ứng thèm ngọt. Do đó, nếu bạn đáp ứng cơn thèm bằng cách ăn nhiều món ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể và có nguy cơ mắc tiểu đường cao.

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường

Có 10 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường bạn cần chú ý sau đây:

  1. Đi tiểu thường xuyên hơn
  2. Luôn có cảm giác khát.
  3. Đói cồn cào
  4. Khô miệng
  5. Mệt mỏi
  6. Gặp các vấn đề về mắt
  7. Nhiễm trùng đường tiết niệu
  8. Có cảm giác tê hay ngứa các đầu chi.
  9. Tăng hoặc giảm cân không có lý do.
  10. Vết sẹo chậm liền

Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào là phù hợp?

Chế độ ăn cho người tiểu đường là vô cùng quan trọng, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp với lượng đường trong máu đi vào cơ thể.

Chế độ ăn dành cho người tiểu đường

Chế độ ăn tính theo thể trạng cơ thể

Thể trạng Người lao động nhẹ Người lao động nặng Người lao động vừa
Béo 25kcal/kg 35kcal/kg 30kcal/kg
Gầy 35kcal/kg 45kcal/kg 40kcal/kg
Trung bình 30kcal/kg 40kcal/kg 35kcal/kg

 

Chế độ ăn dành cho người tiểu đường phải đảm bảo được đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Protit và litpit cho cơ thể. Trong đó lượng gluxit chiếm khoảng 50%, protid 15% và litpit là 35% trong lượng calo chung của khẩu phần ăn.

Cụ thể bạn có thể tham khảo chế độ ăn dưới đây:

Các thực phẩm cung cấp gluxit:

  • Bánh mì 40g
  • Gạo 25g
  • Mì sợi 30g
  • Khoai tây 100g
  • Khoai mì tươi 60g
  • Đậu 40g
  • 1 trái cam vừa,
  • 1 trái chuối vừa
  • 1 trái táo
  • 100g nho
  • 250g dâu tây
  • 1 trái thơm
  • 1 trái xoài vừa tương đương với 20g gluxit.

Những thực phẩm cung cấp protit vừa đủ như: 100g thịt nạc sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 15-18g protit.

Những thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn cung cấp 90-100g lipit.

Những lưu ý trong chế độ ăn cho người tiểu đường

  • Với những thức ăn chứa tinh bột

Người bị tiểu đường nên ăn những loại bánh mì đen (không pha trộn với phụ gia), gạo lứt, khoai sọ, khoai tây…Nên đưa lượng tinh bột vào cơ thể chỉ bằng 50-60% so với người bình thường. Nên thường xuyên sử dụng những loại ngũ cốc thô, nên chà xát ít để giữ lại lớp vỏ bên ngoài bởi chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Nên ăn đồ luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên hay xào.

  • Với  thức ăn giàu chất đạm

Thay vì ăn pate, xúc xích hay thịt hộp thì bạn nên ăn cá, trứng và sữa hoặc những chế phẩm từ sữa…đặc biệt nên ưu tiên ăn cá mòi và cá trích bởi 2 loại cá này chứa nhiều chất có lợi cho việc phòng chống ung thư và các bệnh về tim mạch.

Có thể ăn thịt bò hoặc thịt lợn nhưng đã lấy hết mỡ. Không ăn da gà, da vịt bởi chúng chứa nhiều cholesterol.

Nên ăn thịt nạc đã lấy hết mỡ
  • Với chất béo

Bác sĩ khuyến cái nên lượng dưới 300mg/ngày, hạn chế mỡ vì vậy nên tahy dầu mỡ bão hòa bằng dầu thực vật như: dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành.

  • Rau xanh và trái cây tươi

Mỗi ngày người bị tiểu đường nên ăn khoảng 400gr rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và chống lão hóa hiệu quả.

Nên ăn trực tiếp chứ không uống nước ép bởi chất xơ trong rau quả giúp giảm lượng đường và chậm hấp thu đường sau các bữa ăn. Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng tốt, nên lựa chọn như loại trái cây ít ngọt, tránh ăn những loại có nhiều đường như: na, xoài, nhãn, nho…

  • Đối với chất ngọt

Bác sĩ khuyên người bị đái tháo đường nên tránh xa những loại bánh kéo, rượu, bia, nước ngọt có ga. Có thể thay thế chất ngọt nhân tạo để thay đường như: Aspartam và Sacharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào nhưng mà vẫn giữ được ngon miệng.

Những người tiểu đường không nên ăn gì?

  • Những loại thực phẩm cấm sử dụng: Trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, chè, mỡ.
  • Những thực phẩm hạn chế ăn: Cơm và các loại mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh bích qui, trái cây ngọt
  • Những thực phẩm có thể ăn như: Thịt, tôm, cá, cua, rau, tất cả các loại đậu và nước mắn.

Chế độ ăn cho người tiểu đường  là rất quan trọng giúp làm giảm lượng đường trong máu. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và khỏe mạnh hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?