Uống vitamin tổng hợp đúng cách theo từng độ tuổi 3/5 (1)

NỘI DUNG

  • Sử dụng vitamin tổng hợp đúng cách cho trẻ
    • Nguy cơ thiếu vitamin theo từng độ tuổi ở trẻ
    • Bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh
    • Uống vitamin tổng hợp đúng cách cho bé từ 0-5 tuổi
  • Uống vitamin tổng hợp đúng cách đối với thanh thiếu niên
    • Uống vitamin tổng đúng cách như thế nào?
  • Uống vitamin tổng hợp đúng cách cho người từ 40 trở lên
    • Các thành phần nên có trong các loại vitamin tổng hợp mà bạn sử dụng ở các độ tuổi 
    • 7 nguyên tắc vàng khi bổ sung vitamin cho người cao tuổi
  • Nguyên tắc chung khi sử dụng vitamin
    • 1. Liều lượng hợp lí
    • 2. Có lí do sử dụng rõ ràng
    • 3. Thời gian bổ sung
    • 4. Nắm được sự tương tác của vitamin với các loại thuốc khác

Nhu cầu vitamin ở các lứa tuổi không hề giống nhau. Vitamin tổng hợp cần phải được sử dụng hợp lí theo từng độ tuổi, bởi trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời thì nhu cầu về vitamin không hề giống nhau. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra biến chứng còn tệ hại hơn. Hãy cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu vấn đề uống vitamin tổng hợp đúng cách theo từng độ tuổi ngay sau đây

Sử dụng vitamin tổng hợp đúng cách cho trẻ

Nguy cơ thiếu vitamin theo từng độ tuổi ở trẻ

Bé bú mẹ hoàn toàn:

  • Bé từ 0 – 6 tháng tuổi: nguy cơ thiếu vitamin D và vitamin K
  • Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: nguy cơ thiếu vitamin A, vitamin D và vitamin K
  • Bé từ 1 – 2 tuổi: nguy cơ thiếu vitamin A, C, D và nhóm B

Bé bú mẹ không hoàn toàn (có dặm thêm sữa công thức hoặc sữa công thức hoàn toàn):

Tùy vào loại sữa công thức, chính vì vậy cần đọc thành phần dinh dưỡng sữa công thức. Sữa công thức phải được bổ sung đầy đủ lượng các vitamin quan trọng sau:

  • Vitamin A: nên có 63 – 82 μg trong 100 ml sữa
  • Vitamin D: nên có 1 – 1,4 μg trong 100 ml sữa
  • Vitamin C: nên có 6,9 – 9 mg trong 100 ml sữa
  • Vitamin B1 (thiamine): nên có 0,04 – 0,1 mg trong 100 ml sữa
  • Vitamin B2 (riboflavin): nên có 0,06 – 0,15 mg trong 100 ml sữa
  • Vitamin B5 (pantothenate): nên có 200 – 300 μg trong 100 ml sữa
  • Vitamin B3 (niacin): nên có 0,03 – 0,06 mg trong 100 ml sữa
  • Vitamin B6: nên có 0,7 – 0,9 mg trong 100 ml sữa
  • Vitamin K: nên có 2,7 – 6,7 μg trong 100 ml sữa

Nếu thành phần sữa công thức không có hoặc không bổ sung đủ liều hướng dẫn trên:

  • Bé từ 1 – 7 tháng tuổi: có nguy cơ thiếu những vitamin trên nếu không bú đủ 700 – 800ml/ngày
  • Bé từ 8 – 12 tháng tuổi: có nguy cơ thiếu những vitamin trên nếu không bú đủ 500 ml/ngày và chế độ ăn dặm không đầy đủ
  • Bé từ 1 – 2 tuổi: có nguy cơ thiếu vitamin A, C, D và nhóm B
  • Bé từ 2 – 5 tuổi: có nguy cơ thiếu vitamin A, C, D và nhóm B
Trẻ sơ sinh dễ thiếu vitamin D

Bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh

Vitamin D nên được cho bé uống từ khi mới sinh như một nguồn bổ sung đối với những bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức ít hơn 900gr mỗi ngày. Lý do là chỉ một lượng nhỏ vitamin D được bé hấp thụ qua sữa mẹ trong khi sữa công thức có hàm lượng vitamin D cao hơn.

Tại sao cần cho bé uống vitamin D sớm như vậy? Cơ thể chúng ta sản sinh ra vitamin D sau khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được tránh nắng. Da của bé quá mỏng manh và nhạy cảm trong khi mỗi phút phơi nắng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da và những vết nhăn sau này ở bé, cho dù bé không bị cháy nắng đi nữa. Kem chống nắng là một cách hay để giữ bé an toàn dưới ánh mặt trời, nhưng chúng lại cản trở các thành phần giúp cơ thể sản xuất vitamin D.

Với những loại vitamin khác, vì chế độ ăn của bé dần dần có thêm thức ăn rắn nên tùy trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị bạn cho bé uống vitamin bổ sung hoặc không. Những trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn có thể không cần các thực phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, với những bé sinh non, nhẹ cân hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai, việc bổ sung vitamin là cần thiết. Bên cạnh đó, vitamin cũng cần cho những trẻ thường xuyên bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn những bé khác cùng tuổi. Vitamin cũng dành cho trẻ không được bổ sung vitamin bằng khẩu phần ăn đa dạng hoặc có vấn đề về sức khỏe mãn tính ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bé. Nếu bạn có những mối quan tâm đặc biệt, nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Uống vitamin tổng hợp đúng cách cho bé từ 0-5 tuổi

Ở độ tuổi này, bé không thể nhận thức rõ bé cảm thấy như thế nào hay thích ăn những món gì, thiếu chất gì, nên tốt nhất ta nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin cần thiết bằng vitamin tổng hợp. Hơn nữa, đây là giai đoạn đầu đời cực kì quan trọng của bé, quyết định sự phát triển toàn diện về thể chất hay toàn diện.

Ở độ tuổi này, bé không thể nhận thức rõ bé cảm thấy như thế nào hay thích ăn những món gì, thiếu chất gì, nên tốt nhất ta nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin cần thiết bằng vitamin tổng hợp.

Khi nào bé nên sử dụng?

Nếu em bé của bạn phát triển bình thường thì nên hạn chế sử dụng vitamin tổng hợp. Nhưng điều này thực tế rất khó khăn, chúng ta nên bổ sung vitamin tổng hợp cho bé trong những trường hợp sau:

  • Trẻ không ăn đủ chất
  • Trẻ kén ăn, biếng ăn
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, gặp vấn đề tiêu hóa
  • Trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh
  • Trẻ có chế độ ăn đặc biệt, như ăn chay
  • Trẻ vận động nhiều, chơi những môn thể thao cường độ cao

Một số loại vitamin thiết yếu mà trẻ nên được bổ sung

  • Vitamin A giúp trẻ tăng cường thị giác, giúp trẻ phát triển bình thường, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và làm lành các biểu mô và xương. Thiếu vitamin A gây ra bệnh quáng gà – giảm khả năng nhìn khi trời tối, nếu thiếu trầm trọng có thể gây khô giác mạc và bị mù.
  • Nhóm vitamin B (B2, B3, B6, B12) có tác dụng tăng sức đề kháng, duy trì quá trình trao đổi chất, góp phần vào quá trình sản sinh năng lượng, ngăn ngừa suy nhược thần kinh.
    Vitamin C làm lành vết thương, giúp cơ bắp và da khỏe mạnh.
  • Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giúp cho xương và răng chắc khỏe. Hiệp hội dinh dưỡng Canada cho rằng vitamin D còn có tác dụng chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim, tiểu đường, bệnh xơ cứng và thậm chí một số loại ung thư (cụ thể là ung thư đại tràng).
  • Canxi giúp cho xương bé chắc khỏe.
  • Sắt kết hợp với protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên huyết sắc tố vận chuyển ô-xy. Thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, không cung cấp đủ ô-xy cho các bộ phận cơ thể, đặc biệt là tim, cơ bắp, não.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé và khẩu phần ăn hằng ngày mà bạn nên lựa chọn vitamin bổ sung cho phù hợp.

Trẻ em khó có thể bổ sung lượng vitamin cần thiết qua khẩu phần ăn uống hằng ngày

Nên cho bé uống vitamin tổng hợp lúc nào ?

  • Vitamin là thuốc, không phải kẹo nên cần được cất kỹ, tránh xa tầm tay trẻ em, đề phòng trẻ xem như kẹo hay siro mà ăn/uống quá liều, gây nguy hiểm.
  • Thay vì dùng bánh, kẹo, kem… làm phần thưởng để bé ăn nhiều hơn. Cha mẹ hãy dùng viên kẹo vitamin để thưởng cho các bé sau mỗi bữa ăn. Việc này giúp bé thích ăn vitamin hơn, việc hấp thu vitamin cũng trở nên tốt hơn, bởi nhiều loại vitamin chỉ có thể được cơ thể hấp thu sau bữa ăn.
  • Nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cần hỏi bác sĩ vấn đề bổ sung vitamin. Vitamin có thể làm giảm hay làm tăng vọt tác dụng của thuốc, dù như thế nào cũng nguy hại cho sức khỏe của bé.
  • Trên thị trường có nhiều dạng vitamin, dạng nước, viên hay kẹo dẻo. Mẹ có thể dựa vào sở thích của bé để chọn loại phù hợp.

Uống vitamin tổng hợp đúng cách đối với thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển nhanh hơn trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh trong cuộc đời, đòi hỏi cần nhiều dinh dưỡng hơn trước đây. Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, carbohydrate, chất béo, thanh thiếu niên cần được bổ sung các loại vitamin sau:

  • Vitamin E và selen: hỗ trợ ngăn ngừa mụn ở thanh thiếu niên
  • Vitamin B6: phá vỡ các kích thích tố của gan, ngăn ngừa mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng và kích thích thèm ăn.
  • Vitamin B12: hỗ trợ sản xuất hồng cầu cho cơ thể, duy trì hoạt động tế bào thần kinh
  • Vitamin C và D: đây là những loại vitamin quan trọng nhất, giúp thanh thiếu niên bồi bổ xương, giúp phát triển sụn
  • Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vitamin A cũng rất cần thiết cho mắt và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Các loại vitamin trên hoàn toàn có thể bổ sung qua khẩu phần ăn uống hằng ngày, nhưng điều này rất khó, bởi bạn khó có thể kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn trong thời gian dài

Các loại vitamin trên hoàn toàn có thể bổ sung qua khẩu phần ăn uống hằng ngày, nhưng điều này rất khó, bởi bạn khó có thể kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn trong thời gian dài. Thanh thiếu niên thường có xu hướng sử dụng thức ăn nhanh và uống nước ngọt có ga hơn là ăn trái cây và uống nước lọc
Thị trường hiện nay tràn ngập các loại vitamin và khoáng chất bổ sung, các bạn cần lưu ý chọn lựa cho mình các sản phẩm bổ sung phù hợp với độ tuổi và ưu tiên chứa các loại vitamin trên.

Uống vitamin tổng đúng cách như thế nào?

  • Đọc kĩ để biết rõ thành phần. Viên nén hay viên nang có thể chứa các chất làm con bạn dị ứng.
  • Kiểm tra chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn uống hằng ngày. Lưu ý rằng không bổ sung lượng dinh dưỡng 100% bằng thực phẩm bổ sung bởi gian đoạn này thanh thiếu niên nên hấp thu vitamin qua bữa ăn
  • Tránh các loại vitamin A có quá nhiều vitamin A. Bởi chúng có thể dẫn đến tử vong, chóng mặt, buồn nôn.

Uống vitamin tổng hợp đúng cách cho người từ 40 trở lên

Các thành phần nên có trong các loại vitamin tổng hợp mà bạn sử dụng ở các độ tuổi 

Tuổi 40

  • Canxi: khi bước đến tuổi này, bạn nên chú ý đến vấn đề loãng xương. Hãy bảo đảm bổ sung 1000mg canxi trên ngày. Sự thiếu hụt dinh dưỡng này thường là do họ không sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Điều này dẫn đến loãng xương, té ngã và một số bệnh ung thư nhất định.
  • Vitamin D: tuổi này cũng cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin D2
  • Axit folic: nếu mang thai ở giai đoạn này thì lượng axit folic hàng ngày cần bổ sung lên đến 600 mcg. Để đáp ứng nhu cầu này, phụ nữ nên tiếp tục dùng một loại vitamin tổng hợp chứa 400 mcg acid folic trong suốt thai kỳ.
  • Sắt: Như trong độ tuổi 20 và 30, hãy bổ sung 27 mg sắt hàng ngày nếu bạn đang mang thai, cho dù thông qua chế độ ăn uống hay thực phẩm bổ sung. Phụ nữ không mang thai nên nên bổ sung 18 mg mỗi ngày
Tuổi này bắt đầu xuất hiện vấn đề loãng xương

Tuổi 50

  • Vitamin D và canxi: xương của bạn dễ bị xuống cấp đặc biệt là ở phụ nữ khi bước vào 50 tuổi. Vì estrogen giúp duy trì khối lượng xương, phụ nữ dễ bị tổn thương xương hơn sau khi mãn kinh. Liều khuyến cáo: 600 đơn vị vitamin D quốc tế và 1.000 mg canxi (mg) cho nam giới và 1.200 mg cho phụ nữ, chia làm hai liều hàng ngày.
  • Axít béo Omega-3: Omega-3 giúp ngăn ngừa nhịp tim bất thường, giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch, ức chế viêm và giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát. Omega-3 rất quan trọng trong việc giảm viêm, dù là bệnh tim, ung thư hay bệnh Alzheimer. Liều khuyến cáo: 1.000 mg EPA và DHA omega-3 mỗi ngày.
  • Probiotics: Bạn càng già, hệ thống miễn dịch của bạn càng dễ bị tổn thương hơn là. Nếu ruột của bạn không khỏe mạnh, cơ thể bạn không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, cho dù bạn bổ sung bao nhiêu chất dinh dưỡng cũng trở nên vô dụng. Probiotics có tác dụng giúp tái tạo vi khuẩn tốt. Liều khuyến cáo: 1 tỷ đến 10 tỷ CFUs một vài ngày một tuần.
Tuổi 50 cần bổ sung omega 3, probiotics. vitamin D và canxi

Tuổi 60

Chế độ ăn uống của bạn sẽ không còn được như thời trẻ nhưng bác sĩ thì liên tục khuyên bạn nên bổ sung vitamin cần thiết qua chế độ ăn uống hằng ngày. Đó gần như là điều không thể. Khả năng hấp thụ các vitamin từ thực phẩm trở nên kém hơn. Sau đây là các loại vitamin bạn nên bổ sung:

  • Vitamin B12: bạn sẽ dễ bị mất trí nhớ nếu thiếu hụt vitamin B12. Những axit dạ dày bắt đầu giảm từ 50 tuổi. Bạn nên bổ sung 2,4 microgram / ngày
  • Omega-3: DHA là axit béo omega-3 dồi dào nhất trong màng tế bào não. Trong thập kỷ qua, các nghiên cứu đã liên kết các axit béo omega-3 với các lợi ích não khác nhau, từ lưu lượng máu tốt hơn và tăng trưởng của các tế bào não để cải thiện tâm trạng và tăng cường trí nhớ. Thật không may, khi bạn già đi, các tế bào não của bạn dần dần mất khả năng hấp thụ DHA, khiến bạn mất trí và làm ảnh hưởng đến chức năng của não và giữ trí nhớ. Liều khuyến cáo: 1.000 mg DHA và EPA mỗi ngày.
  • Vitamin D: Trong nhiều năm, các nhà khoa học cho rằng vai trò duy nhất của vitamin D là tăng cường sự hấp thụ canxi từ thực phẩm. Bây giờ nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D có thể làm giảm đau mãn tính, bảo vệ chống lại bệnh tim, thậm chí tránh ung thư. Nguồn dinh dưỡng quan trọng lý tưởng này là ánh sáng mặt trời. Thật không may, khả năng tổng hợp vitamin D của cơ thể từ ánh sáng mặt trời giảm khi bạn già đi. Liều khuyến cáo: 600 đơn vị quốc tế hàng ngày. Hãy tìm các chất bổ sung có chứa vitamin D3, một dạng hoạt động hiệu quả hơn so với vitamin D2.
Chế độ ăn uống của bạn sẽ không còn được như thời trẻ nhưng bác sĩ thì liên tục khuyên bạn nên bổ sung vitamin cần thiết qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Tuổi 70

  • Vitamin B12: thiếu hụt vitamin B12 ở độ tuổi này có thể làm bạn mất trí nhớ. Thế nhưng, axit ở dạ dày giảm theo độ tuổi nên người già cần được bổ sung đầy đủ lượng vitamin này. Hơn nữa, vitamin B12 cũng cần thiết cho chức năng của não. Liều khuyến cáo: 2,4 microgam/ ngày.
  • Vitamin D: cần thiết để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Vitamin đặc biệt có nhiều trong ánh sáng mặt trời. Thật không may, khả năng tổng hợp vitamin D của cơ thể từ ánh sáng mặt trời giảm theo độ tuổi. Liều khuyến cáo: 800 IU hằng ngày
  • Protein: khi bạn đến độ tuổi 70, khả năng tái tạo cơ của bạn giảm đi. Hơn nữa, protein cần cho sự tiêu thụ cũng giảm đi rõ rệt. Khi bạn mất hơn 10% khối lượng cơ, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ không còn hoạt động tốt. Liều khuyến cáo: 20 đến 30 gram bột whey protein hàng ngày.
Tuổi 70 cần nhiều vitamin B12, protein và vitamin D

7 nguyên tắc vàng khi bổ sung vitamin cho người cao tuổi

 1. Những người cao tuổi còn có khả năng ăn uống và tiêu hóa tốt thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin

Trong thực tế, cách ăn tốt nhất là ăn nhiều thức ăn tươi hỗn hợp, nếu có điều kiện thì nên tìm ăn những thức ăn giàu các loại vitamin mà cơ thể đang thiếu hụt. Thí dụ, vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật… Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm và caroten có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài muỗm… Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn…), đậu đỗ, lớp ngoài của hạt gạo (cám). Còn vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi.

Người cao tuổi ăn nhiều rau quả tươi rất tốt, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và có nhiều vitamin, nhất là vitamin C.

2. Vitamin trong thức ăn hay vitamin tổng hợp đều tốt

Xét về mặt cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học, cũng như tính năng tác dụng thì không có sự khác biệt giữa hai loại vitamin này. Hơn nữa, khác với vitamin có trong thức ăn, vitamin tổng hợp sẽ được cơ thể hấp thu 100% qua ruột. Đồng thời, vitamin tổng hợp hết sức an toàn. Do đó, nếu chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ Vitamin thì bạn hoàn toàn có thể bổ sung bằng các chế phẩm vitamin tổng hợp.

3. Vitamin cần được bổ sung đủ, thừa hay thiếu đều không tốt

Nhiều người cứ nghĩ, vitamin tốt cho cơ thể nên bổ sung càng nhiều càng tốt. Dù rằng với liều thông thường, vitamin ít có nguy cơ gây ngộ độc. Tuy nhiên, thừa vitamin cũng có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí là những bệnh lý cho cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin tan trong dầu có khả năng tích lũy trong cơ thể nếu thừa, lâu dài có thể gây hại cho cơ thể.

Do đó, khi bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung bởi các dạng chế phẩm hoặc thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng và dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

4. Uống vitamin vào sau bữa ăn là tốt nhất

Khi hấp thu vào cơ thể, có 4 loại vitamin phải tan trong mỡ mới hấp thu được, đó là vitamin A, K, D, E. Còn lại là các vitamin tan trong nước. Vì thế, người ta khuyên nên uống các loại vitamin sau bữa ăn.

Có thể uống riêng từng loại vitamin hoặc uống chung một lúc đều được, bởi tất cả chúng đều được hấp thu trong ruột non mà không hề có sự tương tác lẫn nhau.

5. Vitamin không gây dị ứng

Do tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể nên vitamin không phải là chất xa lạ với cơ thể con người. Vitamin không làm hình thành kháng thể, tức là không thể kích thích những phản ứng dị ứng. Vấn đề chủ yếu là liều lượng. Vitamin trở nên nguy hiểm, có thể gây chết người khi tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều cao. Trong trường hợp này, người ta thường tưởng nhầm tác dụng phụ của việc dùng vitamin quá liều là dị ứng.

6. Bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin

Quá trình hấp thu vitamin thường diễn ra ở ruột non. Tình trạng bệnh lý mạn tính của dạ dày, ruột sẽ ảnh hưởng căn bản, trực tiếp đến sự hấp thu này. Bệnh lý của túi mật, gan cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu các vitamin tan trong mỡ. Lúc này, thường phải uống liều cao các vitamin tan trong mỡ.

7. Hút thuốc lá làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể

Hút thuốc lá làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể bởi nó làm tăng quá trình khử oxy hóa trong quá trình chuyển hóa chất. Qua nghiên cứu, người ta thấy hàm lượng vitamin trong máu những người hút thuốc lá thấp hơn so với người không hút và nhu cầu vitamin của họ tất nhiên cũng cao hơn. Hơn nữa, người nghiện thuốc lá lại hay bị những bệnh đường tiêu hóa kèm theo, nên quá trình hấp thu vitamin còn bị rối loạn nhiều hơn.

Bổ sung vitamin cho cơ thể người cao tuổi từ các nguồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần biết cách bổ sung hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người già cần lưu ý khi sử dụng vitamin tổng hợp đúng với mục đích sử dụng

Nguyên tắc chung khi sử dụng vitamin

Để có uống vitamin tổng hợp đúng cách, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau:

1. Liều lượng hợp lí

Các loại vitamin tổng hợp cần phải sử dụng với liều lượng thích hợp, nếu bị dư thừa sẽ tích lũy trong cơ thể, gây ra nhiều đọc tố. Nếu sử dụng vitamin D quá liều lượng và thời gian sẽ bị ngộ độc. Cơ thể thừa vitamin A có thể bị nhiễm độc với triệu chứng da bị tổn thương, viêm khớp, bong da toàn thân, có nguy cơ bị viêm gan. Phụ nữ có thai uống quá nhiều vitamin A có nguy cơ gây dị dạng thai nhi. Với vitamin E, nếu dùng quá liều sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

2. Có lí do sử dụng rõ ràng

Một số người cho rằng, vitamin là thuốc bổ nên an toàn. Vì vậy, để tăng sức đề kháng, làm cho cơ thể khỏe hơn, da bóng mịn hơn, tóc mượt hơn… họ đã sử dụng vitamin tuỳ tiện và điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nên nhớ, chỉ khi thầy thuốc chẩn đoán chính xác cơ thể thiếu loại vitamin nào thì mới bổ sung, tuyệt đối không được sử dụng tuỳ tiện.

3. Thời gian bổ sung

Vitamin C, B1, B2… là các vitamin tan được trong nước, vì thế uống sau bữa ăn là thích hợp bởi các vitamin này sẽ nhanh chóng thấm qua dạ dày và thành ruột. Nếu uống khi đói, phần lớn vitamin sẽ bị cơ thể bài tiết ra ngoài khi các mô trong cơ thể hấp thụ chưa hết.

Ngoài ra, những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E… nên uống sau bữa ăn, vì khi đó, đường ruột và dạ dày tích trữ một lượng mỡ từ thức ăn nên có lợi cho sự hoà tan vitamin, làm cho cơ thể hấp thu dễ dàng.

4. Nắm được sự tương tác của vitamin với các loại thuốc khác

Vitamin có thể tương tác với một số thuốc, gây giảm hiệu lực của thuốc hoặc giảm hiệu lực của vitamin. Chẳng hạn, thuốc paraphin dạng lỏng có thể làm giảm sự hấp thu và tăng sự đào thải các vitamin tan trong mỡ; thuốc kháng sinh sẽ ức chế vi khuẩn đường ruột, làm giảm sự tổng hợp vitamin K trong cơ thể.

Những loại thuốc có tác dụng làm chất xúc tác như phenol barbital và aspirin… có thể làm tăng sự bài tiết vitamin B 1, vitamin C và tiêu huỷ vitamin B12 . Vitamin C và B1 không thích hợp uống cùng thời điểm với thuốc tránh thai vì làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Nếu uống vitamin D cùng một lúc với thuốc kháng khuẩn tổng hợp có khả năng dẫn đến nước tiểu bị kết tủa, làm hại thận. Trong khi đó, nếu uống viên sắt cùng thời điểm với vitamin C sẽ làm tăng sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Cần nắm vững các nguyên tắc khi uống vitamin tổng hợp để đem lại hiệu quả tốt nhất

Uống vitamin tổng hợp đúng cách sẽ bạn bổ sung đầy đủ lượng vi chất và đem lại hiệu quả tích cực cho cơ thể. Trong suốt giai đoạn phát triển của cuộc đời, bạn cần hiểu rõ cơ thể mình cần những gì để bổ sung đầy đủ lượng vi chất cần thiết nhé !

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?