23 nhìn nhận sai lầm về ung thư vú bạn phải biết

NỘI DUNG

  • 1. Chỉ những phụ nữ có truyền thống gia đình mắc bệnh ung thư thì mới có nguy cơ mắc bệnh
  • 2. Mặc áo ngực có gọng làm tăng nguy cơ ung thư vú
  • 3. Hầu hết những khối u đều gây ra nguy cơ ung thư
  • 4. Khối u bị phơi nhiễm trong không khí khi phẫu thuật sẽ khiến ung thư lây lan.
  • 5. Tất cả các phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
  • 6 .Chất liệu chống mồ hôi làm tăng nguy cơ ung thư vú
  • 7. Ngực nhỏ ít có nguy cơ bị ung thư vú hơn ngực to
  • 8. Dấu hiệu nhận biết của ung thư vú là khối u
  • 9. Bạn không thể bị ung thư vú sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú
  • 10. Tiền sử mắc bệnh ung thư của mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của bạn nhiều hơn so với tiền sử của cha
  • 11. Caffein gây ung thư vú
  • 12. Bạn không thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú
  • 13. Những người có bộ ngực gầy hoặc bị xơ nang có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn
  • 14. Chụp X quang vú hằng năm có thể gây ra ung thư
  • 15. Sinh thiết bằng kim có thể làm xáo trộn các tế bào ung thư
  • 16 Sau bệnh tim, ung thư vú là nguyên nhân gây chết người nhiều thứ 2 ở phụ nữ
  • 17. Nếu kết quả chụp nhũ ảnh của bạn là âm tính thì không có gì đáng lo lắng.
  • 18. Máy duỗi tóc gây ung thư vú ở phụ nữ
  • 19. Việc cắt toàn bộ vú có thể giúp bạn có cơ hội sóng sót cao hơn là việc chỉ cắt bỏ khối u bằng liệu pháp xạ trị.
  • 20. Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là như nhau giữa phụ nữ bị thừa cân và phụ nữ bị béo phì
  • 21. Sống gần đường dây điện gây ung thư vú
  • 22. Nạo phá thai làm tăng nguy cơ ung thư vú
  • 23.Ung thư vú có thể phòng ngừa

Ung thư vú là một căn bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua khoa học đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa trang bị được những kiến thức đầy đủ, thậm chí có những cái nhìn sai lầm về căn bệnh này. Hãy cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu về những sai lầm phổ biến nhất sau đây:

1. Chỉ những phụ nữ có truyền thống gia đình mắc bệnh ung thư thì mới có nguy cơ mắc bệnh

Trên thực tế, 70% phụ nữ bị ung thư hoàn toàn không liên quan đến vấn đề gia đình. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có truyền thống bị ung thư vú thì anh chị em, cha mẹ con cái có nguy cơ phát triển bệnh tăng gần gấp đôi. Nếu trong gia đình bạn có tới 2 người mắc bệnh thì nguy cơ càng cao hơn.

Nếu trong gia đình bạn có tới 2 người mắc bệnh thì nguy cơ càng cao hơn.

2. Mặc áo ngực có gọng làm tăng nguy cơ ung thư vú

Áo ngực có gọng sẽ chèn ép hệ thống bạch huyết của vú, gây tích lũy độc tố. Tuy nhiên, độ kín của áo ngực hoặc đồ lót không hề liên quan đến nguy cơ ung thư vú.

Áo ngực có gọng không liên quan đến ung thư vú

3. Hầu hết những khối u đều gây ra nguy cơ ung thư

Khoảng 80% khối u ở vú của phụ nữ đều lành tính, u nang hoặc tình trạng khác. Nếu có bất kì sự thay đổi bất thường nào ở vú, bạn hãy lập tức chụp X quang hay siêu âm để xem khối u có phát triển thành tế bào ung thư không.

Luôn luôn tồn tại những khối u lành tính

4. Khối u bị phơi nhiễm trong không khí khi phẫu thuật sẽ khiến ung thư lây lan.

Trên thực tế, phẫu thuật không gây ung thư vú và cũng không làm cho tế bào ung thư lan rộng theo như các nghiên cứu từ trước đến nay. Việc loại bỏ các khối u ban đầu sẽ làm hạn chế ung thư di căn phát triển, nhưng đó chỉ là tạm thời.

Phẫu thuật không làm khối u bị phơi nhiễm

5. Tất cả các phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên theo độ tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi 30 là 1/233 trong khi ở độ tuổi 85 là 1/8.

Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư vú càng lớn

6 .Chất liệu chống mồ hôi làm tăng nguy cơ ung thư vú

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng đã phát hiện paraben trong những khối ung thư vú. Paraben là loại chất được sử dụng làm chất bảo quản trong một số chất chống mồ hôi, có tính chất giống như estrogen yếu.

Chất liệu chống mồ hôi không liên quan đến ung thư vú

7. Ngực nhỏ ít có nguy cơ bị ung thư vú hơn ngực to

Không có mối liên hệ nào giữa kích thước ngực với nguy cơ ung thư vú. Vú lớn có thể khó kiểm tra hơn vú nhỏ bởi các xét nghiệm lâm sàng, X quang tuyến vú và MRI. Nhưng dù ở kích thước nào thì bạn cũng nên kiểm tra tuyến vú của mình thường xuyên.

Kích thước ngực không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

8. Dấu hiệu nhận biết của ung thư vú là khối u

Khối u có thể báo hiệu cho bạn biết có thể bạn bị ung thư vú, tuy nhiên phụ nữ cũng phải cảnh giác với những dấu hiệu như sưng, dị ứng da, lúm đồng tiền, đau vú, núm vú, núm vú rút lại, núm vú đỏ, mở rộng và dày lên, tiết dịch ngoài sữa mẹ.
Ngoài ra, ung thư vú có thể dẫn đến việc lây lan các hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc gây sưng đỏ. Mặt khác, việc chụp nhũ ảnh có thể nhận biết được ung thư vú mà không hề có bất kì triệu chứng nào trước đó.

Khối u không phải là biểu hiện duy nhất của ung thư vú

9. Bạn không thể bị ung thư vú sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú

Một số phụ nữ thậm chí có thể bị ung thư vú khi cắt bỏ vú ở vị trí vết sẹo, hoặc do vết ung thư ban đầu lan rộng. Đối với những phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao, họ vẫn có thể bị ung thư vú trở lại dù tỷ lệ rất nhỏ. Sau khi cắt bỏ vú, nguy cơ phát triển ung thư vú giảm tới 90%.

Sau khi cắt bỏ vú thì tỷ lệ mắc bệnh vẫn không thay đổi

 

10. Tiền sử mắc bệnh ung thư của mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của bạn nhiều hơn so với tiền sử của cha

Thực tế là tỷ lệ này ảnh hưởng như nhau.

Cha hay mẹ đều gây ảnh hưởng như nhau đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

11. Caffein gây ung thư vú

Không hề có mối liên hệ nào giữa ung thư vú và việc uống cà phê. Một số nghiên cứu còn cho rằng caffein có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Caffein thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh

12. Bạn không thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Rất nhiều phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh như giảm cân, tập thể dục thường xuyên, giảm uống rượu, bia, kiểm tra và khám ngực thường xuyên. Đặc biệt là thuốc lá.

Thực hiện lối sống lành mạnh để tránh xa nguy cơ ung thư vú

13. Những người có bộ ngực gầy hoặc bị xơ nang có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn

Những người có bộ ngực gầy hoặc xơ nang được cho là có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Tuy nhiên, khi ngực bạn bị xơ nang thì việc phân biệt giữa mô bình thường và mô ung thư gặp nhiều khó khăn chứ không hề ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Bạn có thể sử dụng phương pháp chụp X quang tuyến vú và siêu âm để phát hiện xơ nang tuyến vú.

Bất kì loại vú nào đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau

14. Chụp X quang vú hằng năm có thể gây ra ung thư

Khi chụp nhũ ảnh có thể phát ra các bức xạ, nhưng thực sự nguy cơ của nó đối với bệnh ung thư vú thì quá nhỏ so với những kết quả có thể gặt hái. Chụp nhũ ảnh có thể phát hiện ra khối u trước khi những dấu hiệu rõ ràng thực sự xuất hiện. Phụ nữ nên chụp quang tuyến vú 1,2 lần trên năm khi từ 40 tuổi trở lên.

Các bức xạ khi chụp X quang không gây ra ung thư

15. Sinh thiết bằng kim có thể làm xáo trộn các tế bào ung thư

Sinh thiết (Biopsy) là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể. Các mẫu mô sau đó được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường. Các bằng chứng về việc sinh thiết bằng kim có thể làm xáo trộn các tế bào ung thư vẫn chưa được tìm thấy.

Sinh thiết bằng kim chỉ đem lại tác hại rất nhỏ

16 Sau bệnh tim, ung thư vú là nguyên nhân gây chết người nhiều thứ 2 ở phụ nữ

Thực tế, ung thư vú giết chết khoảng 40.000 phụ nữ mỗi năm, trong khi đó đột quị là 96000, ung thư phổi là 71000 và ung thư phổi là 67000.

Ung thư vú không phải là nguyên nhân gây chết người hàng đầu

17. Nếu kết quả chụp nhũ ảnh của bạn là âm tính thì không có gì đáng lo lắng.

Chụp quang tuyến vú có thể không phát hiện khoảng 10-20% ung thư vú.

Chụp nhũ ảnh không thể hoàn toàn chẩn đoán ra được 100% nguy cơ ung thư vú

18. Máy duỗi tóc gây ung thư vú ở phụ nữ

Nghiên cứu cho rằng duỗi tóc không hề liên quan đến việc gia tăng nguy cơ gây ung thư vú, dù thậm chí 1 năm họ có thể duỗi tóc 7 lần.

Ung thư vú không hề liên quan đến máy duỗi tóc

19. Việc cắt toàn bộ vú có thể giúp bạn có cơ hội sóng sót cao hơn là việc chỉ cắt bỏ khối u bằng liệu pháp xạ trị.

Trên thực tế thì tỷ lệ sống còn là như nhau

Cắt bỏ 1 phần vú hay toàn bộ vú đều đem lại kết quả như nhau

20. Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là như nhau giữa phụ nữ bị thừa cân và phụ nữ bị béo phì

Thừa cân hay béo phì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú , đặc biệt nếu bạn đã qua thời kì tiền mãn kinh.

Thừa cân hay béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

21. Sống gần đường dây điện gây ung thư vú

Dĩ nhiên thì không có sự hoang đường nào như vậy. Không có mối liên hệ nào giữa bệnh tật và các trường điện từ phát ra bởi dây điện.

Sống gần đường dây điện không hề gây ra bất kì bệnh lí nào

22. Nạo phá thai làm tăng nguy cơ ung thư vú

Phá thai được cho là làm phá vỡ chu kì hoocmon trong thai kì. Tuy nhiên chưa hề có một bằng chứng thuyết phục nào để chứng minh điều này.

Nạo phá thai không làm tăng nguy cơ ung thư vú

23.Ung thư vú có thể phòng ngừa

Mặc dù có thể xác định nguy cơ ( như tiền sử gia đình, đột biến gen di truyền ) thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ( giảm hoặc không tiêu thụ rượu, giảm cân, tập thể dục thường xuyên và sàn lọc. Nhưng phần lớn bệnh xảy ra một cách ngẫu nhiên, tình cờ và các yếu tố chưa thể giải thích được.

Ung thư vú khó có thể phòng ngừa tận gốc

Trên đây là những sai lầm mà chúng ta hay lầm tưởng về căn bệnh ung thư vú. Hãy tỉnh táo và phát hiện kịp thời để có kịp thời điều trị căn bệnh này nhé. Phát hiện và chữa trị sớm căn bệnh này sẽ giúp chúng ta đẩy lùi được nguy cơ tử vong.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?