10 công dụng của tinh dầu tỏi và cách sử dụng

NỘI DUNG

  • Công dụng của tinh dầu tỏi
    • 1. Điều trị mụn trứng cá
    • 2. Tăng cường hệ miễn dịch
    • 3. Chữa nhiễm trùng tai
    • 4. Điều trị nấm móng
    • 5. Tốt cho bà bầu
    • 6. Kiểm soát cholesterol
    • 7. Giảm huyết áp
    • 8. Cải thiện hệ xương
    • 9. Phòng chống ung thư
    • 10. Ngăn ngừa nguy cơ sinh non
  • Cách sử dụng tinh dầu tỏi và những điều cần lưu ý
    • Cách dùng :
    • Lưu ý :
  • Cách bảo quản tinh dầu tỏi 
  • Tinh dầu tỏi chữa những bệnh gì ?
  • Hướng dẫn cách làm dầu tỏi nguyên chất
  • Làm sao phân biệt tinh dầu tỏi thật giả?

Tỏi là nguyên liệu phổ biến và không thể thiếu trong nhà bếp, nhưng còn dầu tỏi thì bạn đã nghe nói đến chưa ? Giống như tỏi, dầu tỏi cũng đem lại nhiều lợi ích có lợi cho sức khỏe chúng ta. Cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu tinh dầu tỏi, công dụng cũng như cách chế biến tinh dầu tỏi.

Công dụng của tinh dầu tỏi

1. Điều trị mụn trứng cá

Dầu tỏi là 1 phương thức tuyệt vời để trị mụn trứng cá. Ngoài ra nó còn chứa selen, allicin, vitamin C, đồng và kẽm giúp da khỏe mạnh. Kẽm có thể kiểm soát bã nhờn, yếu tố gây ra mụn. Đặc tính kháng viêm của tỏi cũng giúp làn da thư giãn, trẻ hóa. Bạn có thể sử dụng vài giọt dầu tỏi vào mặt nạ bùn rồi đắp lên mặt. Để yên trong vòng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh.

Dầu tỏi là 1 phương thức tuyệt vời để trị mụn trứng cá.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Dầu tỏi là chất kháng sinh tự nhiên có thể sử dụng để chữa ho và cảm lạnh. Ở Ấn Độ, dầu tỏi được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng và sốt.
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào như vitamin C, B1 và B6, allicin, sắt, phốt pho – những chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, dầu tỏi làm tăng cường sức khỏe tổng thể.

Dầu tỏi là chất kháng sinh tự nhiên có thể sử dụng để chữa ho và cảm lạnh.

3. Chữa nhiễm trùng tai

Dầu tỏi chữa nhiễm trùng tai là một bài thuốc truyền thống được dân gian sử dụng. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mà dầu tỏi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời giúp giảm đau do nhiễm trùng gây ra.
Cách sử dụng: trộn vài giọt dầu tỏi với vài giọt olive hoặc dầu hạt cải rồi đun nóng ở nhiệt độ thấp.

Dầu tỏi chữa nhiễm trùng tai là một bài thuốc truyền thống được dân gian sử dụng

4. Điều trị nấm móng

Ngâm một miếng bông trong dầu tỏi và thoa nó lên vùng móng bị nấm. Allicin, một thành phần kháng nấm trong tỏi có tác dụng ức chế sự tăng trưởng nấm, do vậy hỗ trợ trong việc điều trị nhiễm nấm một cách tự nhiên.

Allicin, một thành phần kháng nấm trong tỏi có tác dụng ức chế sự tăng trưởng nấm, do vậy hỗ trợ trong việc điều trị nhiễm nấm một cách tự nhiên.

5. Tốt cho bà bầu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp cao do nhu cầu về lượng máu cơ thể cần cao hơn người bình thường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ sản châu Âu cho hay: Phụ nữ mang thai bổ sung tỏi có thể giúp giảm nguy cơ lớn bị huyết áp cao.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp cao do nhu cầu về lượng máu cơ thể cần cao hơn người bình thường.

6. Kiểm soát cholesterol

 Dầu tỏi không chỉ giúp ức chế tăng cholesterol máu mà còn giảm mảng xơ vữa xuất hiện ở động mạch. Đây vốn là nguyên nhân dẫn tới xơ vữa động mạch, bệnh tim và bệnh động mạch vành.

Dầu tỏi không chỉ giúp ức chế tăng cholesterol máu mà còn giảm mảng xơ vữa xuất hiện ở động mạch.

7. Giảm huyết áp

Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.

Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.

Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định

8. Cải thiện hệ xương

Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.

Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.

Dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.

9. Phòng chống ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư.

Tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư.

10. Ngăn ngừa nguy cơ sinh non

Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.

Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu

Cách sử dụng tinh dầu tỏi và những điều cần lưu ý

Cách dùng :

Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tỏi vào 1/2 cốc nước ấm. Sử dụng mỗi ngày một lần, nên sử dụng trước khi đi ngủ vừa giúp kích thích tiêu hóa lại kích thích hô hấp khi ngủ, làm sạch phổi và ngăn ngừa cúm hiệu quả.

Lưu ý :

  • Không nên dùng tinh dầu tỏi khi đói, tránh triệu chứng nóng bụng dẫn đến loét dạ dày.
  • Không để ăn hay uống tinh dầu tỏi nguyên chất trực tiếp và tránh để rớt vào những vùng nhạy cảm trên cơ thể.
  • Phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên dùng tinh dầu tỏi.
  • Không bôi tinh dầu vào vết thương hở.
  • Người bệnh kinh niên khi dùng tinh dầu tỏi phải có chỉ định của bác sĩ.

Cách bảo quản tinh dầu tỏi 

Tinh dầu tỏi vốn là “khắc tinh” của ẩm thấp và ánh sáng mặt trời. Vì thế, tuyệt đối không để tinh dầu tỏi tiếp xúc với những nơi ẩm thấp cũng như nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp, tránh làm tinh dầu biến chất không còn tác dụng tốt và gây hại cho sức khỏe. Khi chiết xuất tinh dầu xong, tốt nhất là nên cho tinh dầu vào lọ thủy tinh tối màu để bảo quản được lâu hơn và đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng.

Khi chiết xuất tinh dầu xong, tốt nhất là nên cho tinh dầu vào lọ thủy tinh tối màu để bảo quản được lâu hơn và đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng.

Tinh dầu tỏi chữa những bệnh gì ?

  • Hoạt chất Allicin trong tinh dầu tỏi sẽ triển khai các hoạt động kháng lại các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút như E-coli, nấm sinh dục, ký sinh trùng Giardia gây bệnh đường ruột.
  • Hoạt chất kỳ diệu allicin không chỉ làm giảm đau răng và giảm viêm chân răng mà còn làm suy giảm hoạt động của vi khuẩn và ngừa sâu răng.
  • Tinh dầu tỏi ngừa bệnh tim mạch bằng cách làm suy giảm nguy cơ lớn nhất gây bệnh tim mạch, đó là: giảm Cholesterol xấu, tăng Cholesterol tốt, giúp mạch cơ trơn thư giãn và điều hòa huyết áp.
  • Một người sử dụng tinh dầu tỏi dùng kèm với dầu cá hàng ngày theo đúng liều lượng sẽ giúp làm giảm Cholesterol xấu, triglyceride là hai chất gây nguy cơ bệnh tim mạch, và làm tăng Cholesterol tốt.
  • Theo nghiên cứu của The Journal of Nutrition, tinh chất chống lão hóa trong tinh dầu tỏi làm giảm tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
  • Hợp chất allicin và diallyl disulfid trong tinh dầu tỏi có khả năng ứng chế tế bào ung thư vú, dạ dày, thực quản, bàng quang, tiền liệt tuyến.
  • Tinh dầu tỏi giúp khử trùng, chống vi rút và vi khuẩn, không chỉ ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn gây nhiễm trùng tai, mà còn giảm nhẹ tình trạng đau tai.
  • Tinh dầu tỏi rất giàu các chất dinh dưỡng làm tăng hệ miễn dịch một cách tự nhiên như vitamin C, B1 và B6, allicin, sắt, phốt pho, selen…
  • Theo nghiên cứu của Phytotherapy Research, bổ sung tinh dầu tỏi hàng ngày giúp ngăn ngừa việc mất xương ở phụ nữ do suy giảm mật độ xương khớp khi bước vào một độ tuổi nhất định.
  • Khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu tỏi giúp ngăn chặn sự phát triển của vi rút Herpes gây lở loét miệng hay giộp môi.
  • Tinh dầu tỏi với các hợp chất allicin, allyl propyl disulfide và S-allyl cysteine sulfoxide sẽ giúp làm tăng lượng insulin trong máu và đảm bảo đầy đủ insulin trong cơ thể. giảm rủi ro bệnh tim mạch do biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tinh dầu tỏi có rất nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh

Hướng dẫn cách làm dầu tỏi nguyên chất

Bước 1 : Chọn tỏi tươi, bóc tách sạch vỏ trước khi làm.

  • Dùng dao : Sử dụng loại dao có bản lớn, đặt tỏi lên thớt đập thật mạnh xuống, vỏ sẽ tự động tách ra khỏi củ tỏi, nhặt sạch vỏ bỏ đi.
  • Dùng nước : Dùng dao cắt đầu tỏi, ngâm tỏi 5 phút trong nước sẽ dễ dàng bóc tách vỏ tỏi ra.

Bước 2 : Đặt chảo lên bếp, cho khoảng 40ml dầu vào, không đun sôi, chỉ đạt ở độ nóng khoảng 90 độ C là được.
Bước 3 : Đổ toàn bộ tỏi vào chảo và đảo đi đảo lại, cho đến khi thấy tỏi chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
Bước 4 : Để yên tỏi trong chảo từ 15 – 30 phút để tinh chất của tỏi thấm vào dầu, để càng lâu thì tinh dầu thu được càng nguyên chất.
Bước 5 : Vớt tỏi ra khỏi chảo, dùng lưới lọc dầu cho đến khi hết cặn.
Bước 6 : Cho tỏi vào lọ thủy tinh ( tối màu càng tốt ), có nắp đậy kín và sử dụng.

Làm sao phân biệt tinh dầu tỏi thật giả?

Bạn đang sử dụng tinh dầu tỏi tinh khiết hay pha loãng tạp chất? Chúng ta có thể tham khảo 2 cách sau:

  • Pha loãng tinh dầu tỏi để nhận biết có phải tinh dầu tỏi chuẩn hay không, khi pha loãng mùi của tinh dầu giảm đi, mùi của dung môi tăng lên. Nếu tinh dầu tỏi pha lẫn tạp chất thì mùi của dung môi sẽ không bị át đi, ngửi được dễ dàng mùi của acetone hay xăng, dầu trong đó.
  • Nhỏ một giọt tinh dầu tỏi ra khỏi chai, tinh dầu tỏi chuẩn có độ nhớt cao và bạn sẽ hơi khó nhỏ ra, nếu nhỏ ra thấy tinh dầu bị đục, nhỏ ra dễ dàng, độ nhớt kém thì tinh dầu đã bị pha trộn.

Ngoài ra, để phân biệt tinh dầu tỏi thật giả, bạn nên căn cứ vào giấy tờ kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm của tinh dầu tỏi có đầy đủ không. Đây là giấy chứng nhận của một cơ quan có chức năng về độ an toàn của tinh dầu tỏi. Trong giấy kiểm nghiệm có các thành phần độc hại được kiểm nghiệm hay không?

Để phân biệt tinh dầu tỏi thật giả, bạn nên căn cứ vào giấy tờ kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm của tinh dầu tỏi có đầy đủ không ?

Tất cả các công dụng của tinh dầu tỏi đều rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung tinh dầu tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tránh việc sử dụng không đúng cách gây ra tác dụng phụ có hại nhé.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?