5 bí quyết trong ăn uống không thể bỏ qua nếu bạn muốn khoẻ mạnh

NỘI DUNG

  • 1. Đọc kỹ thành phần và thông tin trên sản phẩm
  • 2. Quan tâm đến hàm lượng Carbohydrate
  • 3. Tìm hiều về lượng khẩu phần ăn theo quy định (Serving size)
  • 4. Nhận biết hàm lượng đường “ngụy trang” trong sản phẩm
  • 5. Tự chuẩn bị bữa trưa khi đi làm

Bạn muốn khỏe mạnh và điều đó dễ dàng thực hiện, vậy tại sao bạn không thay đổi để đạt được nó? Thay vì chỉ dừng lại ở mong muốn, tại sao bạn không thử để đạt được cơ thể khoẻ mạnh?

Có một sự thật đơn giản là chúng ta đang đấu tranh để chống lại những tác nhân gây khó khăn để có một cơ thể khỏe mạnh, khiến ta mất phương hướng hay mơ hồ về nhận định của bản thân. Những yếu tố này bao gồm cả các tác nhân bên trong lẫn ngoài cơ thể chúng ta.

Ăn uống như thế nào để có được một cuộc sống khỏe mạnh? Bạn có thắc mắc không?

Các yếu tố bên trong cơ thể như là hooc-môn, chất dẫn truyền thần kinh sẽ gây cản trở đến suy nghĩ của chúng ta về một sức khỏe tốt, là cảm giác thèm ăn và hiện tượng tích trữ chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, còn có các tác nhân từ bên ngoài tác động như là chiến lược tiếp thị của các nhà sản xuất trong nỗ lực bán các sản phẩm với sự hấp dẫn, độ an toàn và có sự kiểm duyệt của y tế. Nhưng thực tế, các nhà sản xuất thực phẩm thường chỉ muốn thúc đẩy doanh thu chứ không phải lúc nào cũng thực sự quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Một người mới bắt đầu đi vào “hành trình” sống một cuộc sống khỏe mạnh thì sẽ như thế nào?

Tôi thường nghĩ rằng đối với một người mới bắt đầu đi vào “hành trình” sống một cuộc sống khỏe mạnh thì sẽ như thế nào? Thật ra, có rất nhiều cách mà bạn có thể tìm thấy trên Google, hàng đống phương pháp, lý thuyết và khiến chúng ta chìm ngập trong hàng hà sa số các thông tin đó nhưng lại không tìm được các biện pháp phù hợp với bản thân.

Dưới đây sẽ làm những điều giúp bạn tránh khỏi những “cái bẫy” khi lựa chọn những chế độ ăn uống cho một cơ thể khỏe mạnh và một cuộc sống lành mạnh.

1. Đọc kỹ thành phần và thông tin trên sản phẩm

Nếu trước đây bạn không hề có thói quen đọc thông tin sản phẩm thì tôi khuyên bạn nên bắt đầu ngay từ lúc này. Bởi vì, bạn sẽ biết được bạn đang ăn những gì và những thành phần đó có công dụng hay ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn. Ví dụ như khi bạn muốn mua một hộp sữa dành cho người gầy, bạn cần phải biết các thành phần của sữa gồm những gì để giúp tăng cân hiệu quả. Cũng như phải đọc kĩ hướng dẫn ghi trên nhãn để biết cách pha sữa như thế nào là phù hợp nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi lần uống để tăng cân đúng như mong đợi.

Tập thói quen đọc thông tin sản phẩm trên nhãn để biết chính xác loại thực phẩm mình sử dụng

Có một lời khuyên cho bạn rằng không nên để “bất kỳ ai” quyết định và điều khiển vấn đề sức khỏe của bạn, kể cả những nhà sản xuất! Vậy nên hãy tự tập cho mình một thói quen tốt là “điều tra” thực phẩm mình sử dụng. Việc này sẽ không mất nhiều thời gian của bạn đâu, và rõ ràng nó cũng sẽ giúp bạn bổ sung thêm rất nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe. Lúc đầu, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi đọc và hiểu những thông tin được ghi trên bao bì của sản phẩm, nhưng dần dần bạn sẽ nhận ra được những gì hay được “nói quá” về sản phẩm hầu như chẳng hề giống như vậy. Từ đó, bạn sẽ biết chọn cho mình những thực phẩm thực sự tốt cho mình để có cơ thể khỏe mạnh.

2. Quan tâm đến hàm lượng Carbohydrate

Carbohydrate (carb) bao gồm đường, tinh bột và chất xơ chứa trong các thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc hay những sản phẩm được làm từ sữa. Tuy được xem như là một thành phần “không tốt” trong bảng dinh dưỡng nhưng carbohydrate rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có hai loại Carb mà chúng ta nên biết chính là Carb tốt (là những thực phẩm chưa qua chế biến và giữ lại được chất xơ tự nhiên), Carb xấu (bao gồm các loại thực phẩm đã qua chế biến và mất hết chất xơ). Hiện nay, mọi người thường được nghe đến chế độ ăn low-carb – chế độ ăn hạn chế thành phần carbohydrate, nhưng cho phép ăn nhiều protein và chất béo. Low-carb là một chế độ ăn cần thiết cho người giảm cân, người bị tiểu đường loại 2 tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tốt cho mọi người. Vậy nên, hãy cân nhắc về hàm lượng carbohyrate khi lựa chọn sản phẩm nhé!

Hãy cân nhắc về hàm lượng carbohyrat khi lựa chọn sản phẩm nhé!

 

3. Tìm hiều về lượng khẩu phần ăn theo quy định (Serving size)

Khi bạn đọc nhãn trên sản phẩm, điều đầu tiên nên chú ý chính là lượng khẩu phần ăn để hiểu chính xác các thông tin còn lại. Có thể hiểu đây chính là một phần ăn theo quy định và chứa một lượng calo nhất định. Trong trường hợp này tất cả các thành phần ghi trên bao bì là có trong 1 khẩu phần ăn, và thường thì 1 gói sản phẩm sẽ chứa 2 -3 khẩu phần ăn. Nên nếu muốn tính ra được thành phần dinh dưỡng đầy đủ thì phải nhân các số liệu với lượng khẩu phần ăn đã nhắc đến.

4. Nhận biết hàm lượng đường “ngụy trang” trong sản phẩm

Các nhà sản xuất thực phẩm rất thông minh khi nghĩ ra thay vì ghi “đường” lên bao bì sản phẩm, sẽ được ghi bằng các tên khác nhau mà chúng ta hầu như không hề biết. Dưới đây là một vài cái tên hay được dùng để thay thế cho đường như là đường nấu, tinh thể mía, mạch nha lúa mạch, đường củ cải, đường bơ, chất ngọt ngô, đường vàng, siro mạch nha, siro yến mạch,… Hãy xem kỹ lượng gram đường được ghi trên nhãn để có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hãy xem kỹ lượng gram đường được ghi trên nhãn để có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

5. Tự chuẩn bị bữa trưa khi đi làm

Việc chuẩn bị một bữa ăn trưa khi đi làm có thể tiết kiệm tiền, thời gian để suy nghĩ nên ăn gì và có khả năng kiểm soát những gì bạn hấp thụ vào buổi trưa. Cách để chuẩn bị bữa ăn trưa đi làm thực sự không quá khó khăn như bạn nghĩ. Chỉ cần bữa tối hôm trước bạn nấu đồ ăn nhiều thêm một chút, để vào tủ lạnh để hôm sau mang đi làm. Hay thậm chí, là dành hẳn ra những ngày cuối tuần để nấu ăn cho đủ ăn cả một tuần. Tuy nhiên, việc nấu ăn cho một tuần sẽ khiến bạn mau ngán thức ăn và sẽ bỏ bữa để lựa chọn những món khác ngon lành hơn. Ngoài ra, việc chuẩn bị phần cơm trưa cho chính mình sẽ giúp bạn kiểm soát được bạn đang ăn gì, chế biến an toàn và hợp khẩu vị của bạn hơn. Tóm lại, để có một cuộc sống khỏe mạnh có rất nhiều phướng pháp và khá đơn giản, tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải kiên trì với quyết định của chính mình.

Việc chuẩn bị một bữa ăn trưa khi đi làm có thể tiết kiệm tiền, thời gian và kiểm soát được những gì bạn nạp vào buổi trưa.

Hy vọng những thông tin trên đây mà Kienthucdinhduong mang lại sẽ giúp bạn hiểu thêm những bí quyết trong ăn uống không thể bỏ qua nếu bạn muốn sống khỏe mạnh. Tuy sẽ gặp nhiều khó khăn khi mới bắt đầu thực hiện, nhưng hãy quyết tâm nhiều hơn nữa để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn! Một lối sống lành mạnh, một cơ thể khỏe mạnh không xa tầm tay của bạn.

 

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?