5 điều quan trọng bố mẹ cần biết khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

NỘI DUNG

  • Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?
  • Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng ở trẻ
  • Triệu chứng của bệnh tay chân miệng
  • Cách điều trị và chăm sóc cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng
  • Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh rất phổ biến ở các nước khu vực Châu Á, cùng với giai đoạn dễ mắc bệnh là từ tháng 3 tới tháng 5 và tháng 9 tới tháng 12. Ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải bệnh này nhưng chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi sẽ là những đối tượng dễ mắc bệnh nhiều nhất. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh? Kienthucdinhduong sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như các triệu chứng của bệnh tay chân miệng để có thể điều trị và phòng tránh nhé!

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh do vi rút A16 và EV71 gây ra, đầu tiên là ở miệng rồi đi xuống hệ tiêu hóa. Tiếp theo đó thì vi rút lại lây lan đến hạch bạch huyến lân cận và cùng máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa nó lan nhanh đến não hoặc các cơ quan quan trọng. Nhưng do trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên việc mắc bệnh là rất dễ hiểu.

Trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với trẻ bệnh, hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hoặc hắt hơi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nguyên nhân của bệnh lây lan thật sự rất đơn giản mà chúng ta không hề ngờ tới:

  • Trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với trẻ bệnh, hít phải nước bọt của trẻ bệnh trong lúc ho hoặc hắt hơi.
  • Thường dễ lây qua đường hô hấp như cảm cúm và hoặc chất thải ( phân của trẻ bệnh).
  • Trẻ bình thường cầm hoặc tiếp xúc với các vật dụng hay đồ chơi của trẻ bệnh, chạm vào nước bọt trên sàn nhà rồi đưa lên gần miệng và mũi.
  • Lây qua tay của người chăm sóc trẻ bệnh khi tắm cho trẻ bình thường.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng sau đây ở trẻ thì bố mẹ nên chú ý quan sát để có thể biết con mình có mắc bệnh tay chân miệng hay không:

Sốt là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của bệnh tay chân miệng.

– Sốt là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của bệnh tay chân miệng. Thường thì trẻ sốt từ 38oC tới 39oC.

– Lở miệng do các bóng nước có trong miệng từ 2-3mm, nhất là nổi quanh lưỡi, lợi và hai bên trong má. Chi tiết là các bóng nước này ban đầu rất nhỏ, sau đó sẽ phát triển thành vết loét lớn có màu vàng xám bao quanh nốt đỏ. Khi các bóng nước này vỡ ra sẽ khiến trẻ đau rát khi ăn và tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.

Các nốt bóng nước bắt đầu xuất hiện trong miệng của bé gây đau nhức và không ăn uống được

– Tiếp sau khi nổi các nốt đỏ trong miệng sẽ là các nốt ban trên da của con yêu như ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân, hoặc thỉnh thoảng còn ở mông và háng. Những nốt này thường có màu xám sẫm và hình bầu dục, không đau khi ấn vào, không ngứa. Đặc biệt, phải giữ gìn cẩn thận cho trẻ không được làm vỡ các nốt này vì có thể gây đau nhức và lây lan nhiều hơn.

Các nốt ban đỏ nhỏ xuất hiện trên da không được để vỡ ra, nếu không sẽ gây nhiễm trùng cho bé

Còn các triệu chứng bệnh tay chân miệng nặng hơn thì là như sau: Sốt cao không hạ, mệt mỏi, không chơi nhiều, mắt lờ mờ, nôn ói nhiều, tay chân run, khó thở hoặc thở gấp, giật mình và vã mồ hôi liên tục. Nếu trẻ có xuất hiện các dấu hiệu nói trên, bố mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Cách điều trị và chăm sóc cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa thuốc đặc trị hay vắc xin để điều trị và phòng ngừa bệnh cho trẻ. Bố mẹ nên thực hiện các cách đơn giản sau đây để điều trị tại nhà an toàn cho trẻ:

Điều cần nhớ khi điều trị bệnh tay chân miệng là cách ly trẻ để tránh lây lan

– Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bố mẹ nên cách ly trẻ để tránh lây lan, không đưa trẻ đến trường để tránh lây lan và phát bệnh nặng hơn.

– Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt như Paracetamon, lau người bằng nước ấm cho trẻ thường xuyên để hạ sốt và giúp cơ thể luôn sạch sẽ.

– Mẹ cần cho cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng, uống đồ mát để giảm đau họng, tránh cho bé ăn đồ nóng, cay…

Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị kịp thời

– Đồ dùng cá nhân của trẻ như bình nước, bát đĩa, muỗng, ly, đồ chơi cần được khử trùng bằng nước sôi thật sạch sẽ.

– Bố mẹ không được châm chích hoặc làm vỡ các mụn nước của trẻ sẽ gây nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.

– Nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu xấu hơn thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào?

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin đặc trị cho bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách phòng ngừa và giảm khả năng mắc bệnh, cũng như sự lây lan của bệnh:

– Người lớn nên vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên, nên rửa tay bằng xà phòng sau cho trẻ đi vệ sinh, giặt quần áo cho bé và thay tã cho bé.

– Bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch trước khi chế biến đồ ăn cho bé, và cùng bé rửa tay trước khi ăn.

– Khử trùng sạch sẽ đồ chơi của trẻ bằng nước sôi thường xuyên, lau sàn nhà thường xuyên để tránh nhiễm bẩn hoặc nước bọt gây hại cho trẻ.

Đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng thì nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để cách ly tránh lây lan cho các bé khác

– Đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng thì nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để cách ly tránh lây lan cho các bé khác.

– Ở trường học, giáo viên nên chú ý đến bé nếu có dấu hiệu bệnh thì phải báo cho phụ huynh để tìm cách giải quyết tránh lây lan.

– Thu dọn chất thải của trẻ thật sạch sẽ từ nhà trẻ cho đến nhà cửa và phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

– Người lớn hạn chế tiếp xúc với trẻ bệnh như ôm hôn, ăn cùng bát, uống cùng ly,.

Đây là 5 điều quan trọng bố mẹ cần biết khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng kienthucdinhduong muốn gửi đến cho bạn. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bố mẹ hiểu thêm về bệnh tay chân miệng và phòng tránh tốt hơn cho bé yêu của mình!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?