Sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi và tránh biến chứng?

NỘI DUNG

  • Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì?
    •     Ăn cháo hay súp để giảm sốt
    •     Bổ sung chất đạm cho người sốt xuất huyết
    •     Người bệnh sốt xuất huyết nên sử dụng trà gừng
    •     Trái đu đủ tốt cho người bệnh sốt xuất huyết
    •     Nước dừa trái giúp hạ sốt xuất huyết
    •     Thêm tỏi, củ cải và rau chân vịt trong thực đơn người bệnh sốt xuất huyết
    •     Thực phẩm vitamin C tốt cho người bệnh sốt xuất huyết
    •     Bí ngô hỗ trợ diệt vi rút sốt xuất huyết
  • Trẻ em bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
  • Cách làm các món ăn và thức uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết
    •     Nước đậu xanh bạc hà cho bệnh nhân sốt xuất huyết
    •     Cháo bí đao
    •     Cháo rau cần đại táo

Sốt xuất huyết là một loại bệnh lây lan rất phổ biến do loại muỗi vằn đốt và truyền virut. Sốt xuất huyết nên ăn gì là một câu hỏi khá phổ biến của rất nhiều người, để tránh các tình trạng biến chứng cũng như giúp cho người bệnh được cải thiện sức khỏe và mau chóng bình phục. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì?

  •    Ăn hoặc uống nước cam

Cam là một trong các loại trái cây được nhắc đến đầu tiên cho thắc mắc sốt xuất huyết nên ăn gì, bởi vì trong cam hoặc trong nước cam có nhiều vitamin khác nhau đặc biệt là vitamin C giúp hồi phục sức khoẻ. Ngoài ra, trong cam còn chứa nhiều lượng nước giúp cho cơ thể người bệnh tiêu hóa dễ dàng và tốt hơn, bên cạnh đó cũng làm cho nước tiểu được tăng lên nhanh chóng giúp cho người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Cam và nước cam tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết
  •     Ăn cháo hay súp để giảm sốt

Cháo giúp cho người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường sức lực và đẩy lùi được bệnh tật, nếu trong các trường hợp đã sốt quá cao làm cho cơ thể suy nhược, cảm giác ăn không còn được ngon nữa, bụng đã bị đầy hơi và chướng, mạch yếu thì nên sử dụng các loại thực phẩm để bồi bổ cho cơ thể như cháo thịt bò, cháo lươn, cháo hoàng kỳ, cháo táo đỏ, cháo bí đỏ, cháo khoai lang hoặc cháo thịt lợn.

Khi nấu cháo bạn nên nấu hơi loãng, không nên nấu quá đặc làm cho người bệnh xuất huyết bị chán ăn. Hoặc khi người bệnh đã ngán ăn cháo hãy đổi qua các loại món súp để có thể kích thích dạ dày của những người bệnh thêm phần ăn nhiều hơn cũng như cải thiện được các vị giác qua món ăn. Khi cơ thể được bổ sung nhiều chất thì người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ mau chóng bình phục.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn cháo hoặc súp lỏng
  •     Bổ sung chất đạm cho người sốt xuất huyết

Khi người bệnh sốt xuất huyết muốn khỏe lại thì việc bổ sung nước vẫn chưa đủ, chính vì vậy cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm có giàu chất đạm cho cơ thể như cá, thịt, trứng, sữa hay các sản phẩm đã được làm từ sữa giúp cho người bệnh được mạnh khỏe hơn trong thời điểm điều trị bệnh sốt xuất huyết.

  •     Người bệnh sốt xuất huyết nên sử dụng trà gừng

Khi người bệnh sốt xuất huyết, cảm giác dễ dàng nhận thấy nhất chính là việc lạnh toàn thân, vào những lúc này, bạn nên cho người bệnh uống một ít trà gừng để làm ấm cơ thể hơn, đặc biệt là các cảm giác buồn nôn sẽ không còn nữa và có tác dụng kích thích các vị giác làm cho người bệnh có thể ăn uống ngon hơn.

Trà gừng giúp làm ấm cơ thể, kích thích vị giác
  •     Trái đu đủ tốt cho người bệnh sốt xuất huyết

Đu đủ là một trong các loại quả tốt nhất cho người bệnh đang mắc bệnh sốt xuất huyết, với nhiều phương pháp sử dụng khác nhau như ăn trực tiếp, xay nhuyễn làm sinh tố hoặc ép lấy nước. Để phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh nên sử dụng vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ để giảm bớt mệt mỏi.

  •     Nước dừa trái giúp hạ sốt xuất huyết

Nước dừa không chỉ là một phần gia vị tuyệt vời, giải khát, giải nhiệt tốt trong mùa hè mà còn là một phương pháp chống lại các vi rút bệnh sốt xuất huyết, trong nước dừa có rất nhiều khoáng chất khác nhau, cải thiện cũng như cung cấp các vi lượng khoáng đã mất đi trong cơ thể, bổ sung các chất điện giải nhằm hạ sốt hiệu quả hơn

  •     Thêm tỏi, củ cải và rau chân vịt trong thực đơn người bệnh sốt xuất huyết

Tỏi có chứa chất tromboxan A2 có chức năng làm tăng tiểu cầu trong máu, phục hồi sức đề kháng, với tỏi bạn có thể thêm vào nhiều thực phẩm khác nhau khi chế biến các món ăn trong ngày. Bên cạnh đó, rau chân vịt cũng như cải xoăn rất hữu ích cho người bệnh sốt xuất hiện bởi đang có lượng tiểu cầu thấp, để phát huy công dụng bạn nên ăn tươi sống các loại rau này.

Củ cải đỏ cũng là một loại rau củ có chứa nhiều chất chống tình trạng oxy tự nhiên cũng như các thuộc tính của homeostatic. Bạn chỉ cần ép củ cải đỏ và sử dụng trong ngày thì lượng tiểu cầu trong cơ thể sẽ tăng lên rõ rệt.

Người bị sốt xuất huyết nên ăn cà rốt hoặc nước ép cà rốt
  •     Thực phẩm vitamin C tốt cho người bệnh sốt xuất huyết

Các thực phẩm có chứa vitamin C được tạo thành từ các axit ascorbic và chất citric, loại vitamin này giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể, đây cũng là một chất chống  tình trạng oxy hóa mạnh và có liều cao hơn các vitamin C, giúp ngăn chặn các tổn thương do gốc tụ do của các tiểu cầu. Các thực phẩm có tính giàu vitamin C như cam, dâu tây, chanh, kiwi…

  •     Bí ngô hỗ trợ diệt vi rút sốt xuất huyết

Bí ngô mang lại dưỡng chất vitamin A cao, giúp hỗ trợ các sự phát triển của các tiểu cầu cũng như điều chỉnh các chất đạm được sản xuất cho các tế bào cho cơ thể. Với một nửa lý được ép từ bí ngô tươi hòa cùng với một muỗng mật ong sẽ giúp cho người bệnh sốt xuất huyết mau hết bệnh.

  •    Bổ sung nhiều nước khi bệnh sốt xuất huyết

Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết cần người bệnh cần phải bổ sung cho mình nhiều nước để hạ sốt một phần cũng loại trừ các vi rút ra khỏi cơ thể của mình, chính vì vậy người bệnh cần phải bổ sung vào mỗi ngày hơn 2 lít nước để có thể giảm sốt hiệu quả hơn.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung nhiều nước để hạ sốt và loại trừ vi rút

Trẻ em bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Khi các bé đã mắc bệnh sốt xuất huyết thì bé thường có các triệu chứng như mệt mỏi, biếng ăn, hay đau bụng và muốn ói. Chính vì vậy bạn nên cho các bé ăn các thức ăn lỏng, nhẹ nhàng, dễ tiêu hoặc không có màu sắc đen hoặc đỏ, vì khi các bé ói bạn sẽ không phân biệt được đâu là thực phẩm ói hay là có máu bên trong. Không nên nhất thiết phải cho các bé ăn theo sở thích như mì, nui, súp…

Các bà mẹ nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo, hoặc các loại nước trái cây, tuy nhiên không nên cho các bé ăn no quá. Bên cạnh đó, phải cho bé uống đầy đủ nước, vì khi bệnh sốt xuất huyết xảy ra thì máu trong cơ thể sẽ bị cô đặc lại và dẫn đến tình trạng rất khó lưu thông, đây cũng chính là nguyên nhân để dẫn đến các biến chứng bị sốc khác nhau.

Đối với trẻ em nói riêng và người lớn nói chung thì khi bệnh sốt xuất huyết, nên sử dụng các loại bù nước như Oresol, nước chanh, nước cam hoặc nước khoáng đã được lọc hay đun sôi. Khi uống phải  chậm rãi, nhẹ nhàng, không nên uống qua nhanh vì sẽ dễ gây nôn và đầy bụng.

Cách làm các món ăn và thức uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết

  •     Nước đậu xanh bạc hà cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Bạn cần chuẩn bị 50gr đậu xanh đã được bỏ vỏ bên ngoài, 30gr lá bạc hà và đường trắng 3gr. Đầu tiên bạn cho đậu xanh cũng như bạc hà vào nồi nước sau đó đổ thêm 1 lít nước, tiếp đến hãy đun sôi trong vòng 30 phút, lọc lấy nước sau đó cùng hòa với 30gr đường cát. Hãy dùng nước này cho người bệnh sốt xuất huyết uống trong ngày để có tác dụng thanh nhiệt là hạ nóng sốt cho cơ thể.

  •     Cháo bí đao

Để thực hiện món cháo bí đao bạn cần chuẩn bị 150gr bí đao đã được gọt bỏ vỏ và thái thành khúc, 100gr gạo tẻ đã được vo sạch. Bạn cho gạo vào rồi sau đó đổ nước hầm thành cháo , tiếp đến nên bỏ bí đao đã được cắt thành khúc vào cháo và hầm thêm 10 phút, cho vào một ít muối, 50gr đường tùy theo khẩu vị của mỗi bệnh nhân sau đó có thể sử dụng vào hai bữa sáng và tối. Cháo bí đao có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cải thiện bệnh sốt xuất huyết tốt hơn.

Cháo bí đao cho bệnh nhân sốt xuất huyết
  •   Nước kim ngân hoa

Để làm nước ngân hoa dưa hấu bạn chuẩn bị 200gr vỏ dưa hấu đã được gọt vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần trắng bên trong và thái thành các miếng nhỏ, 30gr kim ngân hoa. Các nguyên liệu cần được rửa sạch sau đó cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước trong vòng 30 phút sau đó bỏ phần xác ra ngoài, hòa chung với 30gr đường kính, để nguội và sử dụng uống trong ngày. Với nước ngân hoa dưa hấu, người bệnh có thể cầm máu và làm mát cơ thể.

  •     Cháo rau cần đại táo

Để thực hiện món cháo rau cần đại táo, bạn cần chuẩn bị 150gr rau cần đã được cắt thành khúc ngắn và rửa sạch, 5 quả đại táo rửa sạch, 100gr gạo tẻ vo sạch, 50gr đường cát. Đầu tiên bạn cho gạo và đại táo vào nối sau đó đổ nước có thể hầm đủ thành cháo cho bệnh nhân sau đó cho thêm rau cần vào và nấu thêm 5 phút nữa, sau cùng thì cho thêm đường vào khuấy đều là xong. Cháo rau cần có tác dụng như chỉ huyết, bình can, thanh nhiệt, lương huyết rất tốt.

  •    Nước rau muống cúc hoa

Nước rau muống cúc hoa có tác dụng chống đươc bệnh sốt xuất huyết, thanh nhiệt và lương huyết rất tốt. Bạn cần chuẩn bị 150gr rau muống đã rửa sạch và ngắt bỏ các cuống già, 20gr hoa cúc đã được rửa sạch.

Hãy cho phần rau muống và cúc hoa vào nồi nước 1,5 lít sau đó đun sôi trong vòng 20 phút, tiếp đến hãy vớt bỏ các bã trong nước và cho thêm 50gr đường vào nước, tiếp đến hãy đun thêm vài phút cho tan đường. Nước rau muống cúc hoa có thể uống nhiều lần trong ngày.

Nước rau muống cúc hoa giúp thanh nhiệt, lương huyết

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các loại thực phẩm khác như ra dền nấu chín, rau sam, rau mồng tơi, lá non thiên lý, rau ngót, hoa thiên lý, mướp ngọt, trứng gà, ngó sen… cũng có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tốt. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này sẽ không gây nên các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết.

Trên đây là các thực phẩm dành cho người bệnh sốt xuất huyết để giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh và tránh tình trạng biến chứng. Hãy áp dụng để trả lời cho câu hỏi bị sốt xuất huyết nên ăn gì giúp người bệnh mau chóng được hồi phục nhé!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?