Hiến kế mẹ bỉm sữa: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? 5/5 (1)

NỘI DUNG

  • Tiêu chảy là gì?
  • Tiêu chảy ở trẻ em để lại hậu quả gì?
  • Khi bị tiêu chảy nên ăn gì là tốt nhất?
    • Mẹ nên ăn theo chế độ BRAT
    • Mẹ nên ăn những thực phẩm mềm, ít chất xơ
    • Uống trà hoa cúc
    • Mẹ chú ý tới chế độ dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy
  • Các thực phẩm không nên ăn khi trẻ bị tiêu chảy
  • Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ

Bị tiêu chảy nên ăn gì là tốt nhất? Chế độ ăn uống của mẹ cũng có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé, đặc biệt là những bé còn bú sữa mẹ.

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng phân loãng hoặc giống như nước. Số lần đại tiện tăng và lượng phân ra nhiều hơn. Ở nhiều trường hợp, tiêu chảy chỉ kéo dài vài ngày nhưng có khi lại kéo dài hàng tuần.

Trẻ rất dễ bị tiêu chảy nếu mẹ không có chế độ ăn uống hợp lý

Tiêu chảy kéo dài trong nhiều trường hợp còn là dấu hiệu của nhiều bệnh như: viêm ruột, hôi chứng ruột kích thích…

Tiêu chảy có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bị mắc bệnh, sụt cân trông thấy. Đặc biệt đối với trẻ em có nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Tiêu chảy ở trẻ em để lại hậu quả gì?

Tiêu chảy ở trẻ em thường dẫn tới hậu quả là: mất nước, rối loạn các chất điện giải, nhiễm trùng nhiễm độc và có thể gây tử vong nếu không chữa kịp thời.

Ngoài ra, vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy kéo dài dẫn tới hấp thu kém, trẻ biếng ăn và dẫn tới suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới trẻ dưới 5 tuổi tử vong ở nhiều nước đang phát triển  trên thế giới hiện nay.

Khi bé bị tiêu chảy thường có những biểu hiện sau đây:

  • Khi bị tiêu chảy nhẹ, chưa mất nước thì bé vẫn tỉnh táo, da dẻ mịn màng và không khát nước.
  • Giai đoạn năng hơn, khi bé bị mất nước thì hay quấy khóc, thóp lõm, mắt trũng xuống và da nhăm, hay khát nước.
  • Giai đoạn năng hơn là dẫn tới hôn mê, không uống thuốc được, chân tay lạnh, thóp lõm và da dẻ nhăn lại.

Khi bị tiêu chảy nên ăn gì là tốt nhất?

Bị tiêu chảy nên ăn gì? Khi bé mắc chứng tiêu chảy, mẹ nên ăn gì để có thể điều trị chứng tiêu chảy ở bé. Chế độ ăn uống của người mẹ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ là cách dễ nhất để giúp con hết tiêu chảy.

Mẹ nên ăn theo chế độ BRAT

Bác sĩ khuyên mẹ nên ăn theo chế độ ăn kiêng

Các bác sĩ khuyến cáo, khi con bị tiêu chảy mẹ nên ăn theo chế độ ăn BRAT, tức là tập trung ăn những món ăn sau:

  • Chuối chín
  • Cơm
  • Táo
  • Bánh mì

Đây là những món ăn thanh đạm, ít béo dễ dung hòa với đường tiêu hóa kém của bé đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, những món ăn này cũng giúp phân của con đặc hơn.

Trong chuối có nhiều kali giúp thay thế chất điện giải tốt, bù đắp chất điện giải mất đi do tiêu chảy và nó cũng có khả năng duy trì chức năng của tế bào.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống trà hoa cúc hoặc sữa chua để giúp bé thoát khỏi tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Mẹ nên ăn những thực phẩm mềm, ít chất xơ

Bổ sung vi khuẩn có lợi bằng Yaourt

Ngoài ra, trong chế độ ăn của mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm mềm và ít chất xơ dưới đây cũng giúp cải thiện tình hình tiêu chảy của bé.

  • Trứng nấu chín
  • Thịt gà bỏ da
  • Khoai tây
  • Bánh quy
  • Sữa chua Kefir không đường, Yaourt giúp bổ sung vi khuẩn có lợi

Bị tiêu chảy nên ăn gì? Sữa và những chế phẩm từ sữa mẹ không nên ăn khi bé bị tiêu chảy. Nhưng yaourt và loại sữa chua Kefir không đường thì mẹ nên ăn để giúp bổ sung những vị khuẩn có lợi, tốt cho đường tiêu hóa của bé. Món ăn này cung cấp vi khuẩn sống được gọi là Probiotic sẽ thay thế những vị khuẩn tốt trong đường tiêu hóa đã bị mất trong quá trình tiêu chảy, do vậy, chúng có tác dụng củng cố lại “sức khỏe” cho hệ tiêu hóa.

Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng làm giảm chứng đau bụng và chữa viêm bằng cách thư giãn các cơ và lớp lót ở trong ruột, bởi vậy trà hoa cúc rất có ích trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy ở bé, giúp giữ mất nước ở trẻ.

Uống trà hoa cúc cũng rất tốt

Mẹ chú ý tới chế độ dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy ngoài việc mẹ nên ăn gì thì mẹ cũng phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Tùy vào lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

  • Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng còn đang bú mẹ: Mẹ nên tăng số lần bú, nếu trẻ không bú sữa thì mẹ nên cho bé uống sữa ngoài mà mẹ hay dùng, nhưng pha loãng bằng ½ so với thông thường và cho trẻ dùng như vậy trong 2 ngày.
  • Với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài việc bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài thay thế thì bạn nên bổ sung những món ăn giàu dinh dưỡng như: thịt nạc, cá, trứng… Đặc biệt, mẹ đừng quên cho con uống nước ép chuối, xoài, cam, đu đủ, hồng xiêm…giúp tăng lượng kali, caroten, beta và vitamin C.

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng

Mỗi ngày các mẹ nên cho bé uống sữa ngoài từ 50-100ml oresol sau khi trẻ đi ngoài và cho bé uống nhiều sữa hơn bình thường để bù nước đã bị mất đi.

Các thực phẩm không nên ăn khi trẻ bị tiêu chảy

Đường và các loại đồ ăn có chứa đường nhiều như: bánh, kẹo, nước giải khát…Bởi chúng có thể khiến cho bệnh tiêu chảy của bé ngày càng tệ hơn, do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, kéo nước trong các tế bào vào lòng ruột.

Không ăn những thực phẩm giàu chất xơ những ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt, các loại rau thô khiến bé khó tiêu hóa.

Tuyệt đối kiêng đồ sống như: rau sống, nem chua, tiết canh, gỏi cá, mắn tôm…và không uống nước lã.

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ

  • Mẹ cần chú ý những điều sau giúp con phòng chống được bệnh tiêu chảy:
  • Nên ăn thực phẩm sạch, nấu chín, không ăn thức ăn ngoài đường xá
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt
  • Rửa tay kỹ khi chăm sóc cho bé, đặc biệt là lúc cho bé ăn
  • Không cho bé ngậm tay hoặc đồ chơi
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị tiêu chảy
  • Không sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Tiêu chảy là bệnh không gây nhiều nguy hiểm ở người lớn, tuy nhiên lại rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Bị tiêu chảy nên ăn gì? Nếu bé không may bị tiêu chảy các mẹ hãy tham khảo ngay chế độ ăn trên đây và đừng quên tham khảo cách phòng tránh tiêu chảy cho bé nhé.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?