Bệnh quai bị: Biểu hiện, Biến chứng và 7 cách chữa trị hiệu quả

NỘI DUNG

  • Bệnh quai bị là bệnh gì?
  • Biểu hiện của bệnh quai bị ra sao?
  • Bạn có biết biến chứng của bệnh là như thế nào chưa?
    • Viêm tinh hoàn, vô sinh
    • Nhồi máu phổi
    • Viêm buồng trứng
    • Viêm màng não
    • Sẩy thai, sinh non hoặc con bị dị dạng
    • Tổn thương hệ thần kinh
    • Viêm tụy 
  • Điều trị bệnh quai bị như thế nào?
    • 1. Hạ sốt
    • 2. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng 
    • 3. Không được tắm nước lạnh
    • 4. Cách ly người bệnh
    • 5. Không được ăn đồ chua, cay
    • 6. Uống thuốc dân gian trị bệnh quai bị
    • 7. Đắp thuốc
  • Cách phòng bệnh quai bị bạn nên biết

Bệnh quai bị chắc chắn không mấy xa lạ gì với chúng ta, bệnh thường gặp phải ở trẻ em, thanh thiếu niên và ít hơn ở người lớn. Bệnh quai bị được xem là một căn bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan. Vậy bây giờ chúng ta hay cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu kỹ hơn về bệnh quai bị này nhé!

Bệnh quai bị là bệnh gì?

Bệnh quai bị hay còn được dân gian gọi là bệnh má chàm bàm, bệnh này do vi-rút Paramyxovirus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau nhức bên mang tai. Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, do ăn chung hoặc uống chung với người bị bệnh, hoặc là do người mắc bệnh ho, hắt hơi nên lây qua nước bọt và có thể trở thành dịch bệnh. Thời điểm mà bệnh quai bị dễ mắc phải nhất chính là mùa đông xuân (tầm tháng 12 cho đến tháng 3) và đối tượng dễ bị bệnh này chính là trẻ em từ 3 tuổi trở lên, và trẻ vị thành niên. Bệnh rất hiếm khi tấn công người trưởng thành và trẻ em dưới 2 tuổi, do vì trẻ dưới 2 tuổi vẫn còn có sức đề kháng do được chăm sóc bởi sữa mẹ.

Bệnh quai bị hay còn được dân gian gọi là bệnh má chàm bàm, bệnh này do vi-rút Paramyxovirus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau nhức bên mang tai.

Biểu hiện của bệnh quai bị ra sao?

Bệnh này sẽ không biểu hiện ngay các dấu hiệu hay triệu chứng nào, bởi vì nó còn có cả thời gian ủ bệnh tầm khoảng 6 đến 9 ngày. Tiếp đó, trước 1 – 2 ngày phát bệnh, cơ thể người bệnh sẽ sốt cao, nhức đầu, đau mang tai, khó nhai, khó nuốt. Sau đó, bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy sưng một bên mang tai do tuyến nước bọt bị viêm, rồi sẽ sưng tiếp bên còn lại. Bệnh quai bị chỉ có khả năng bị một lần trong đời, do nó đã sinh ra được kháng thể chống lại bệnh rất tốt, tuy nhiên cũng có trường hợp bị lần hai, nhưng rất hiếm. Cũng có trường hợp chỉ sưng một bên mang tai, nhưng hiện tượng sưng to này sẽ diễn ra trong 3 ngày rồi giảm dần trong 1 tuần.

Nói tóm lại, những dấu hiệu để nhận biết bệnh quai bị như sao, nếu bạn bắt đầu thấy những triệu chứng này thì mau chóng đi khám ngay nhé!

Đau hai bên mang tai là dấu hiệu của bệnh quai bị
  • Đau mặt hoặc 2 bên má;
  • Đau khi nhai hoặc nuốt;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Viêm họng;
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến nước bọt mang tai;
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu;

Bạn có biết biến chứng của bệnh là như thế nào chưa?

Viêm tinh hoàn, vô sinh

Bệnh quai bị gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khiến nhiều người lo lắng và hoang mang, đặc biệt là biến chứng của bệnh gây vô sinh. Biến chứng gây vô sinh, viêm tinh hoàn hay sưng bìu thường khoảng 25 – 30% khi người dậy thì mắc bệnh quai bị. Biến chứng này có thể xảy ra đồng thời trong khi phát bệnh hoặc là sau khi phát bệnh khoảng 7 – 10 ngày.

Viêm tinh hoàn là một biến chứng được cho là rất phổ biến khiến nhiều người lo lắng

Nhồi máu phổi

Đây có thể là tình trạng máu không đủ để nuôi dưỡng phổi, dẫn đến tình trạng mô phổi bị ngoại tử từ từ.

Viêm buồng trứng

Tỉ lệ chị em phụ nữ mắc phải biến chứng này rất thấp chỉ từ 5 -7%, nhưng chị em tuyệt đối không được ỷ y mà phải chú ý nếu có xuất hiện những triệu chứng sau thì phải nhanh chóng đi khám bác sĩ:

Viêm buồng trứng cũng là một biến chứng của bệnh quai bị
  • Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, và đau ở gần khung chậu
  • Sốt cao nhưng không hạ trong khoảng thời gian dài
  • Ra huyết trắng bất thường

Viêm màng não

Đây là biến chứng khá nghiêm trọng của bệnh quai bị mà tất cả mọi người đều quan tâm, biến chứng là do vi-rút quai bị lây lan qua tế bào bên ngoài não. Tất nhiên là viêm màng não do biến chứng của bệnh quai bị sẽ khác với viêm màng não do vi-rút thông thường gây ra, như biểu hiện của bệnh như sau:

  • Sốt nhe và có tình trạng tương tự với cảm cúm
  • Đặc biệt, rất nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau đầu, cứng cổ.
Đau đầu không dứt là một dấu hiệu của biến chứng viêm mang não

Bạn nhớ lưu ý nếu như những biểu hiện này xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi bị quai bị hoặc trong khi bị bệnh thì bạn mạu chóng đi khám bác sĩ nhé, vì khả năng rất cao là bị viêm màng não rồi.

Sẩy thai, sinh non hoặc con bị dị dạng

Phần trăm chị em phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị không cao nhưng không phải là không có. Do đó, trong giai đoạn này nếu chị em bị bệnh quai bị rất có khả năng sẽ bị sẩy thai và sinh con dị dạng nếu là biến chứng trong 3 tháng đầu thai kì. Còn nếu là 3 tháng cuối của thai kì, thì rất có thể gặp tình trạng sinh non hoặc thai chết lưu. Vậy nên, giai đoạn mang thai cần phải cẩn thận nhiều hơn nhé!

Cẩn thận khi mang thai mà bị quai bị có thể gây sẩy thai và sinh con dị dạng

Tổn thương hệ thần kinh

Ngoài tình trạng biến chứng dẫn đến viêm màng não  thì vẫn còn nhiều biến chứng khác như bệnh nhân sẽ bắt đầu thay đổi tính nết, hay cáu gắt, khó chịu, căng thẳng, đau đầu, co giật hoặc đầu biến dạng do não úng nước. Ngoài ra, những tổn thương thần kinh gây ra còn ảnh hưởng đến thị lực rất nhiều, còn có thể bị điếc.

Viêm tụy 

Tuy đây cũng là một biến chứng của bệnh quai bị, nhưng biến chứng này rất hiếm gặp. Nhưng bạn cũng phải chú ý khi xuất hiện các triệu chứng này thì cũng phải kịp thời chữa trị nhé!

  • Đau bụng ở vùng trung tâm
  • Tiêu chảy, sốt nhẹ
  • Ăn không ngon miệng
  • Da và tròng trắng mắt bị vàng
Dấu hiệu của viêm tụy chính là đau bụng ở vùng trung tâm và sốt nhẹ

Điều trị bệnh quai bị như thế nào?

Lúc này người bệnh đã bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh quai bị, nên việc đầu tiên cần làm là khắc phục nhanh tình trạng lúc này.

1. Hạ sốt

Tình trạng sốt của người bệnh rất cao, sốt hoài không hạ nên việc cần làm là chườm khăn ấm để giúp hạ sốt hiệu quả. Bên cạnh các chườm khăn, bạn nên cho người bệnh uống thêm nhiều nước như nước lọc, nước cam, nước chanh,… để giúp cơ thể có thêm sức đề kháng để chống lại bệnh. Lưu ý tuyệt đối không được cho người bệnh uống nước đá nhé!

Chườm khăn ấm giúp trẻ hạ sốt hiệu quả

2. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng 

Việc vệ sinh miệng sạch sẽ là một cách rất cần thiết để điều trị bệnh quai bị. Bởi vì, bệnh là do vi-rút gây ra trong tuyến nước bọt, nên việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp vi-rút bớt phát triển. Đồng thời, do người bệnh sẽ bị sưng mang tay, đau buốt khó chịu nên không thể đánh răng được, cho nên súc miệng sạch sẽ có thể tránh hoi miệng, sâu răng và giúp người bệnh đỡ đau đớn hơn.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ giúp tình trạng đau sưng mang tai giảm đi rõ rệt

3. Không được tắm nước lạnh

Mọi người đều nghĩ khi bị bệnh thì nên kiêng tắm hoàn toàn, nhưng điều này là không đúng. Bởi vì, cơ thể bị bệnh rất cần được sạch sẽ để thông thoáng, đỡ mệt mỏi nên kiêng cử ở đây chính là kiêng sử dụng nước lạnh trong các vấn đề vệ sinh cơ thể. Do lúc này, cơ thể rất yếu, không có sức đề kháng nên sẽ dễ bị cảm lạnh hơn.

4. Cách ly người bệnh

Kể từ khi phát hiện bệnh, cần cách ly người bệnh khoảng 2 tuần. Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.

Trong thời gian phát bệnh, người bệnh không nên hoạt động mạnh, nên nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh quai bị nên chườm nóng mang tai để giảm đau nhức, sưng tấy.

5. Không được ăn đồ chua, cay

Tránh ăn đồ cay nóng và chua để giúp bệnh mau khỏi

Để có thể mau chóng khỏi bệnh, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý để vừa có thể đảm bảo kiểm soát được bệnh tình vừa duy trì sức đề kháng để bảo vệ cơ thể tránh những căn bệnh khác. Không nên ăn đồ chua vì món ăn này rất có hại cho dạ dày gây khó chịu cho người bệnh. Hơn thế nữa bệnh nhân cũng không được ăn đồ nóng cay hoặc đồ lạnh, cứng bởi vì nó có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nên cho bệnh nhân mắc bệnh quai bị ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để giúp bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết, tăng khả năng miễn dịch. Kết hợp cùng với những món ăn mềm, dạng lỏng như súp, cháo, canh để dễ dàng tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý là không nên ăn nếp, bánh chưng, xôi, cá mè, cá chép nhé.

6. Uống thuốc dân gian trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh rất phổ biến từ xưa đến nay nên có nhiều bài thuốc dân gian được mọi người truyền tai nhau là sẽ chữa bệnh quai bị hiệu quả.

Bệnh quai bị là một bệnh rất phổ biến từ xưa đến nay nên có nhiều bài thuốc dân gian được mọi người truyền tai nhau là sẽ chữa bệnh quai bị hiệu quả. Những loại thuốc này rất đơn giản và có thể tìm thấy dễ dàng ở các tiệm thuốc Đông y như là:

  • Cây xạ can (còn được gọi là cây rể quạt tươi), bạn sử dụng từ 9-15g cây này để sắc thành thang thuốc chia làm hai lần uống và sử dụng đều đặn mỗi ngày. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng giảm thiểu rõ rệt.
  • Một bài thuốc tiếp theo đó là huyền sâm (15g) kết hợp cùng hạ khô thảo (6g) cùng với bản lam căn (12g), tất cả đem sắc uống, mỗi ngày một thang và chia làm ba lần uống mỗi ngày.
  • Trong trường hợp người bệnh sốt quá cao nhưng không hạ thì hãy sử dụng thổ linh kết hợp với ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu, sài đất và mã đề bỏ chung vào sắc thành thang thuốc để uống. Bài thuốc này vừa kiểm soát được tình trạng bệnh đồng thời giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng.

7. Đắp thuốc

Muốn giảm thiểu tình trạng bệnh quai bị nhanh chóng, người bệnh có thể kết hợp “trong uống ngoài thoa”.

Nhân hạt gấc có thể giã nhuyễn rồi trộn với giấm thanh đắp lên mặt trị quai bị
  • Sử dụng nhân hat gấc giã hơi nát cùng với tinh cối đá pha với giấm thanh. Sau đó trộn lại với nhau để tạo ra hỗn hợp bôi vào chỗ bị sưng
  • Một hỗn hợp bôi lên vùng sưng có thể sử dụng là dùng bột cam thảo trộn với lòng trắng trứng gà.
  • Trộn 1 phần bột tiêu với 8 phần bột mì cho vào nước ấm trộn đều, bạn sẽ có hỗn hợp dạng hồ để bôi lên vùng sưng.

Cách phòng bệnh quai bị bạn nên biết

  • Lưu ý tiêm ngừa vacxin khi đủ tuổi. Trẻ em từ 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vacxin ngừa bệnh quai bị
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng của bệnh quai bị vì bệnh rất dễ lây lan, chú ý đeo khẩu trang nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm của bệnh.
  • Nếu phát hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục, không hạ sốt được cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vacxin ngừa bệnh quai bị

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về bệnh quai bị. Với khả năng lây lan và tác hại của bệnh quai bị thì việc phòng tránh và có hiểu biết về bệnh là điều rất cần thiết. Mong rằng Kienthucdinhduong đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về căn bệnh trên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?