NỘI DUNG
- Nguyên nhân gây ra mụn ở cằm
- 1. Mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến biểu hiện là mụn ở cằm
- 2. Stress, thiếu ngủ và thói quen sinh hoạt không điều độ và kết quả là mụn ở cằm
- 3. Sự tấn công của vi khuẩn gây ra mụn ở cằm
- 4. Mụn ở cằm do vùng da này thiếu độ ẩm, bị khô và sự điều tiết lượng dầu
- 5. Tế bào chết và bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn ở cằm
- 6. Tia tử ngoại và các tác nhân thông thường gây ra mụn ở cằm
- 7. Mụn ở cằm là biểu hiện của cơ thể suy yếu
- Sau đây hãy cùng lược qua 6 bí quyết giải quyết triệt để mụn ở cằm
- 1. Sử dụng tỏi để triệt tiêu vi khuẩn gây mụn ở cằm
- 2. Cung cấp độ ẩm cho da và điều tiết dầu bằng đu đủ để giảm tình trạng mụn ở cằm
- 3. Xử lý tế bào chết gây mụn ở cằm bằng sữa chua và bột yến mạch
- 4. Bổ sung nước và cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể để phòng tránh mụn ở cằm
Mụn ở cằm thật sự gây khó chịu với mọi người, nhất là nữ giới. Và oái ăm thay, vùng da ở cằm là nơi dễ sinh ra mụn nhiều nhất theo một nghiên cứu ở Nhật. Mặc dù cằm là nơi ít tiết ra mồ hôi và có da dày hơn so với các vùng da khác trên mặt nhưng lại là nơi có nhiều tuyến dầu phân bổ nên thường bị tích tụ dầu và thường dễ bị khô. Để đập tan sự khó chịu của bạn, hãy cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu nguyên nhân và cách xóa sổ những nốt mụn xấu xí ở cằm bạn nhé.
Nguyên nhân gây ra mụn ở cằm
Ở cả nam giới và nữ giới thì mụn ở cằm đều gây nên sự khó chịu và sẽ thực sự stress nặng khi mà mụn ở cằm cứ tái đi tái lại thường xuyên mà không chịu biến mất khỏi khuôn cằm của bạn. Vậy lý do gây nên mụn ở cằm là gì? Tại sao mụn ở cằm cứ tái đi tái lại làm cho bạn khó chịu khôn nguôi.
1. Mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến biểu hiện là mụn ở cằm
Thông thường, khi đến chu kì kinh nguyệt ở nữ giới, việc thay đổi nội tiết tố như sự tăng cường của Hoocmon Luteinizing (progesterone) kích thích điều tiết dầu cho lớp da. Ở thời kì khó chịu này của nữ giới, mụn ở cằm là biểu hiện dễ nhận biết và cũng là tác nhân khiến nữ giới khó chịu hơn.
2. Stress, thiếu ngủ và thói quen sinh hoạt không điều độ và kết quả là mụn ở cằm
Thói quen sinh hoạt không điều độ cùng với sự thay đổi của môi trường làm cho cơ thể trở nên yếu ớt và cũng là nguyên nhân gây ra mụn ở cằm.
3. Sự tấn công của vi khuẩn gây ra mụn ở cằm
Cằm là khu vực hay chịu tác động như ma sát với bịt mặt, sờ tay lên mặt,… là môi trường trung gian khiến cho vi khuẩn có điều kiện tấn công và gây ra mụn ở cằm. Ở nam giới, việc cạo râu và không dưỡng ẩm vùng da này cũng tạo điều kiện cho mụn ở cằm xuất hiện.
4. Mụn ở cằm do vùng da này thiếu độ ẩm, bị khô và sự điều tiết lượng dầu
Việc bạn bị mụn sẽ thôi thúc bạn rửa mặt thường xuyên để giữ cho da mặt sạch. Thế nhưng việc này khiến cho da mất đi độ ẩm tự nhiên, khiến cho da khô và cơ thể phản ứng bằng cách điều tiết dầu dưới da để cân bằng. Và chính việc này lại là nguyên nhân khiến cho mụn ở cằm tái đi tái lại.
5. Tế bào chết và bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn ở cằm
Vùng da ở cằm tương đối dày hơn so với các vùng khác trên khuôn mặt và cũng là nơi tích tụ nhiều tế bào chết. Việc này dẫn đến bít lỗ chân lông và gây mụn. Ngoài ra khi bạn rửa mặt thì vùng cằm và viền khuôn mặt thường không được quan tâm kĩ dẫn đến sửa rửa mặt hoặc chất dưỡng da còn đọng lại mà không được tẩy sạch, điều này còn gia tăng sự tái đi tái lại mụn ở cằm
>> Chế độ ăn uống để trị mụn
6. Tia tử ngoại và các tác nhân thông thường gây ra mụn ở cằm
Tỉa tử ngoại là một nguyên nhân gây ra mụn, ngoài ra thì vùng cằm là nơi mà tay thường xuyên chạm vào nên dễ lây nhiễm vi khuẩn gây ra mụn ở cằm.
7. Mụn ở cằm là biểu hiện của cơ thể suy yếu
Cơ quan nội tạng hoạt động kém, cơ thể bị nhiễm lạnh cũng có thể gây ra mụn ở cằm. Ngoài ra thì mụn ở cằm cũng là biểu hiện của bệnh lý tử cung, buồng trứng hay mất cân bằng nội tiết tố.
Như vậy, mụn ở cằm không chỉ là hiện tượng khiến cho mỗi chúng ta đều khó chịu mà còn là biểu hiện của những sự mất cân bằng, sức khỏe không ổn định và báo hiệu những căn bệnh không ngờ tới. Do đó việc chú ý đến điều trị mụn ở cằm không chỉ giúp cho da mặt đẹp hơn mà còn là động lực để bạn có một cơ thể khỏe mạnh và thói quen sống điều độ.
Sau đây hãy cùng lược qua 6 bí quyết giải quyết triệt để mụn ở cằm
1. Sử dụng tỏi để triệt tiêu vi khuẩn gây mụn ở cằm
Tỏi có chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn hiệu quả mang lại sức đề kháng tốt. Làm mặt nạ tỏi bằng cách bóc vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên da từ 10-15p. Sau đó rửa sạch và cân bằng lại độ ẩm vùng da bằng nước hoa hồng. Chỉ cần mỗi tuần làm từ 2 -3 lần, bạn sẽ cảm nhận kết quả rõ rệt
2. Cung cấp độ ẩm cho da và điều tiết dầu bằng đu đủ để giảm tình trạng mụn ở cằm
Đu đủ có khả năng trị mụn ở cằm, vì trong đu đủ có chứa nhiều Vitamin A và B, đồng thời còn có các khoáng chất có khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn hiệu quả. Bạn chỉ cần chọn đu đủ chín, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn. Sau đó thoa đều lên mặt sau khi đã rửa mặt sạch sẽ, khoảng 15 phút sau bạn hãy rửa lại bằng nước sạch. Một cách làm đơn giản để trị mụn ở cằm tại nhà mà hiệu quả đến không ngờ.
3. Xử lý tế bào chết gây mụn ở cằm bằng sữa chua và bột yến mạch
Tẩy da chết bằng sữa chua và bột yến mạch: Da ở vùng cằm khá dày so với các vùng khác trên khuôn mặt nên dễ dàng tích tụ tế bào chết nhiều. Và một trong những bước cơ bản trong quy trình trị mụn chính là tẩy tế bào chết. Thật đơn giản bằng cách trộn đều sữa chua và bột yến mạch, thoa nhẹ lên cằm và massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc trong 2 phút, sau đó dùng nước ấm rửa sạch mặt. Chỉ cần duy trì tuần 1 đến 2 lần, đảm bảo những không chỉ mụn ở cằm mà cả những vùng khác trên mặt sẽ lặn đi không một dấu tích.
4. Bổ sung nước và cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể để phòng tránh mụn ở cằm
Hãy cung cấp cho cơ thể 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo duy trì chức năng gan, thận đồng thời hạn chế khả năng mụn ở cằm. Đồng thời bổ sung rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ điều hòa cơ thể, hạn chế ăn đồ cay nóng và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ để những mụn ở cằm biến mất hoàn toàn.
5. Duy trì những thói quen tốt để phòng tránh và trị dứt điểm mụn ở cằm
- Chú ý rửa mặt 2 lần mỗi ngày lúc thức dậy và trước khi đi ngủ để giữ cho da mặt sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn.
- Hạn chế việc thường xuyên dùng tay sờ lên mặt vì đó là điều kiện để vi khuẩn tấn công vùng da ở cằm.
- Lưu ý tẩy tế bào chết mỗi tuần để hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Hãy bảo vệ làn da bằng cách sử dụng kem dưỡng đồng thời bôi kem chống nắng khi ra đường.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái và nhớ là tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
Nếu đã biết rõ các nguyên nhân tại sao bị mụn ở cằm, thậm chí còn bỏ túi các bí quyết để tạm biệt mụn ở cằm thì còn ngại gì với những nốt mụn đáng ghét này nữa. Hãy cùng kiểm nghiệm lại độ tin cậy của những bí quyết trên bằng cách thực hiện ngay các bạn nhé. Hi vọng Kiethucdinhduong những kiến thức bổ ích ở trên đã giúp bạn có làn da đẹp cùng một cơ thể khỏe mạnh.