Những điều bạn cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Đau bụng kinh dữ dội, máu kinh đậm màu là những biểu hiện điển hình của rối loạn kinh nguyệt

NỘI DUNG

  • Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt 
  • Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn kinh nguyệt và sự rụng trứng
  • Dự đoán rụng trứng và rối loạn kinh nguyệt
    • Sự gia tăng chất nhầy cổ tử cung
    • Gia tăng nhiệt độ cơ thể
  • Tại sao tuổi dậy thì hay bị rối loạn kinh nguyệt ?
  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà
    • 1. Đu đủ sống
    • 2. Củ nghệ
    • 3. Nha đam
    • 4. Yoga và thiền
    • 5. Gừng
    • 6. Thì là Ai Cập
    • 7. Quế

Đối với nhiều phụ nữ, chu kì kinh nguyệt đều đặn là một điều tuyệt vời, bởi nó đem đến sự an tâm phần nào cho sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khá phổ biến, với sự bất thường trong đặc điểm, độ dài và thời gian của chu kì kinh nguyệt. Chu kì kinh nguyệt có thể cản trở khả năng mang thai của bạn, tuy nhiên không phải là nguyên nhân chính yếu. Trên thực tế, việc mang thai phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, bắt đầu từ việc bạn có rụng trứng đúng thời điểm hay không ? Nếu một phụ nữ có chu kì kinh nguyệt thường xuyên hằng tháng, với chu kì từ 21 đến 35 ngày.Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ có chu kì kinh nguyệt là 28 ngày, trừ khi đang mang thai hoặc đang bước vào thời kì tiền mãn kinh. Hãy tiếp tục cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt 

  • Thời gian hành kinh bất thường: phụ nữ sẽ có chu kì kinh nguyệt bình thường trong khoảng từ 21 đến 35 ngày với lượng máu từ khoảng 80 đến 200ml. Khi chu kì kinh nguyệt bị rối loạn, số ngày hành kinh có thể ngắn hơn hoặc dài hơn chu kì bình thường.
  • Làn da xanh xao, xuất hiện nhiều vết nám da, chân chim
  • Tính khí thay đổi thất thường, cáu gắt
  • Máu kinh thay đổi: nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lí sẽ làm cho máu kinh đậm màu, thậm chí là màu đen và vón cục. Nhiều phụ nữ có thể bị mất kinh trong nhiều tháng.
  • Đau bụng kinh dữ dội: những cơn đau hành kinh sẽ dữ dội hơn bình thường, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt.
  • Tăng sản tuyến vú: đầu vú bị đau nhức có thể khiến bạn lầm tưởng đến ngày hành kinh. Nhưng đây có thể là dấu hiệu báo hiệu những bất thường xảy ra đối với chu kì kinh nguyệt của bạn.
Đau bụng kinh dữ dội, máu kinh đậm màu là những biểu hiện điển hình của rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt

  • Sự mất bằng tiết tố: nồng độ hoocmon trong cơ thể có tác động trực tiếp đến chu kì kinh nguyệt. Những sự biến động này có thể là do rối loạn chức năng của tuyến yên, tuyến giáp hoặc tuyến trên thận gây ra. Nó cũng có thể là kết quả của các vấn đề về buồng trứng
  • Vấn đề do bệnh lí: Các vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung, sức co rút của tử cung giảm, xâm nhập mô tử cung vào thành tử cung, tử cung quá lớn hay ung thư nội mạc tử cung
    Đông máu bất thường: Sự đông máu bất thường có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng ở phụ nữ. Nó dẫn đến một vết cắt nhỏ cũng có thể chảy nhiều máu. Thêm vào đó, cơ thể dễ bị bầm tím. Nguyên nhân có thể do giảm số lượng tiểu cầu ( rối loạn chức năng tiểu cầu)
  • Sử dụng thuốc và các loại thực phẩm bổ sung: nhiều loại thuốc và các thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, nội tiết tố có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Những loại thuốc như aspirin, ibuprofen, thuốc estrogen, bổ sung vitamin E
  • Các yếu tố khác: đây là yếu tố tương đối hiếm và đòi hỏi mức độ chăm sóc cao hơn. Chúng bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, bệnh gan và thận, nhiễm trùng tử cung, căng thẳng tâm lí cực đoan, béo phì. Các sự cố như sảy thai, thai nhi và chảy máu kinh nguyệt bất thường.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang ( PCOS) : PCOS là tình trạng cơ thể người phụ nữ tiết ra quá nhiều androgen. Androgens được coi là hoocmon giới tính nam. Quá nhiều androgens có thể ngăn chặn trứng trưởng thành phát triển và giải phóng từ các ống dẫn trứng.PCOS, ảnh hưởng đến 21% phụ nữ, là nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh do thiếu rụng trứng. PCOS có thể là một rối loạn di truyền, nhưng nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lối sống, chẳng hạn như thừa cân và ít vận động.
    Perimenopause: Perimenopause là thời gian của người phụ nữ khi estrogen và progesterone giảm tự nhiên. Điều này dẫn đến rụng trứng không đều, dần dần ngừng hẳn, báo hiệu thời kỳ mãn kinh. Thông thường, perimenopause kéo dài khoảng bốn năm, nhưng một số phụ nữ có thể trải qua nó lâu hơn nữa. Độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 47, với 51 là tuổi trung bình của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
  • Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp  là một cơ quan hình bướm nhỏ ở đáy cổ của bạn, giúp điều chỉnh kích thích tố,  tác động đến sự rụng trứng và kinh nguyệt. Trong một nghiên cứu, gần 14 phần trăm trẻ em gái vị thành niên bị rối loạn tuyến giáp cũng có mắc phải chứng rối loạn kinh nguyệt
  • Stress : Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể, bao gồm rụng trứng. Trong một nghiên cứu trên các sinh viên y khoa, những người có mức độ căng thẳng  cao hơn có nhiều khả năng gặp phải những hiện tượng bất thường về kinh nguyệt so với những người không cảm thấy căng thẳng.
Mất cân bằng tiết tố, strees hay những vấn đề về bệnh lí có thể làm rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt và sự rụng trứng

Bạn có thể rụng trứng và không hành kinh trong một khoảng thời gian. Điều này có thể do những vết sẹo tử cung hoặc một số loại thuốc tác động đến nội tiết tố. Ngoài ra, bạn có thể bị chảy máu giống như thời kì hành kinh, nhưng thực tế không hề rụng trứng. Điều này xảy ra do lớp niêm mạc tử cung trở nên quá dày, không ổn định và tự nhiên bị bong ra. Lớp niêm mạc tử cung có thể trở nên dày hơn nhưng trứng không hề rụng nếu hoocmon estrogen( hoocmon được tạo ra trước khi rụng trứng) không được tiết ra đầy đủ.

Dự đoán rụng trứng và rối loạn kinh nguyệt

Rụng trứng thường xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt  của bạn. Nếu bạn có chu kỳ 28 ngày điển hình, bạn sẽ rụng trứng vào ngày 14. Nhưng khi chu kì của bạn không đều, dự đoán sự rụng trứng và thời gian giao hợp không chính xác sẽ làm cho cơ hội mang thai trở nên khó khăn hơn.  Nếu bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt, có thể dựa vào các dấu hiệu sau để dự đoán rụng trứng:

Sự gia tăng chất nhầy cổ tử cung

Hãy tìm một chất dịch chảy như trứng, trong trẻo, trong suốt hoặc khi tắm. Đây là dấu hiệu cho thấy sự rụng trứng đã gần.

Gia tăng nhiệt độ cơ thể

Hãy đo nhiệt độ cơ thể của bạn trước khi bạn ăn, nói chuyện, hoặc thậm chí ra khỏi giường và ghi chép thành một biểu đồ nhiệt độ của bạn trong 1 tháng. Khi bạn nhận thấy có sự gia tăng nhẹ, thường là nửa độ hoặc cao hơn, bạn có thể đã rụng trứng. Bởi vì phương pháp này chỉ cho thấy sự rụng trứng đã xảy ra, nó không phải là một cách tốt để dự đoán khi nào trứng rụng. Nó có thể giúp bạn dự đoán được thời gian rụng trứng điển hình của cơ thể trong các chu kỳ tương lai.

Tại sao tuổi dậy thì hay bị rối loạn kinh nguyệt ?

Khi bắt đầu hành kinh vào khoảng 2-3 năm đầu tiên, chức năng của buồng trứng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, do đó chu kì kinh nguyệt thường thay đổi thất thường. Trong những vòng kinh không rụng trứng, do thiếu hụt progesrerone mà chúng ta sẽ có chu kì kinh dài, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài. Đây thường gọi là rong kinh tuổi dậy thì. Sau 1-2 năm hoàn thiện, chu kì hành kinh sẽ hoạt động ổn định hơn, kéo dài từ 21-35 ngày. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến và không gây tổn hại gì đối với sức khỏe sinh sản. Đa phần các bạn nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại bình thường sau độ tuổi 20. Tuy nhiên, nếu sau 20 tuổi mà hiện tượng rối loạn kinh nguyệt chưa được cải thiện thì cần phải đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả nhất.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà

1. Đu đủ sống

Đu đủ còn xanh, đu đủ sống có tác dụng hữu ích trong việc điều tiết dòng chảy của kinh nguyệt, nó giúp co thắt các sợi cơ trong tử cung. Hãy sử dụng nước ép đu đủ sống thường xuyên trong vài tháng, ngoại trừ các ngày hành kinh.

2. Củ nghệ

Nghệ được coi là một trong những loại thảo mộc dược liệu tốt nhất có tính ấm khá tốt. Nó hữu ích trong việc điều hòa kinh nguyệt và cân bằng các kích thích tố. Nhờ các đặc tính chống co thắt và chống viêm, chúng có thể làm giảm đau bụng kinh. Sử dụng một phần tư thìa cà phê bột nghệ với sữa, mật ong. Uống chúng hằng ngày trong vài tuần, bạn sẽ thấy chu kì kinh nguyệt được cải thiện.

3. Nha đam

Nha đam giúp điều chỉnh chu kì kinh nguyệt của bạn một cách tự nhiên bằng cách tác động lên các kích thích tố của bạn. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, chiết xuất gel nha đam từ nha đam, trộn với một muỗng cà phê mật ong và sử dụng chúng hằng ngày trước khi ăn sáng. Không nên sử dụng phương thuốc này trong thời gian hành kinh.

4. Yoga và thiền

Căng thẳng chính là nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, gây nên sự bất thường trong chu kì kinh nguyệt. Yoga và thiền giúp giảm stress và giữ cho nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng hoàn hảo. 2 phương pháp này khá hiệu quả để kiểm soát rối loạn kinh nguyệt mà không cần dùng thuốc.

5. Gừng

Đun sôi một muỗng canh gừng tươi trong vòng 5 phút, thêm ít đường và sử dụng hỗn hợp này 3 lần 1 ngày sau mỗi bữa ăn. Gừng được khuyến cáo sử dụng trong việc điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt.

6. Thì là Ai Cập

Thì là Ai Cập đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ta có thể dùng thì là ngâm trong điều trị rối loạn kinh nguyệt. Lấy 2 hạt thì là, ngâm trong nước qua đêm và uống 2 lần vào buổi sáng.

7. Quế

Quế không chỉ giúp tăng cường hương vị của món ăn mà còn góp phần đáng kể trong việc điều hòa kinh nguyệt của bạn. Sử dụng một li sữa nóng có thêm 1 thìa cà phê bột quế, nó sẽ làm ấm cơ thể bạn. Nó thậm chí có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chuột rút kinh nguyệt.

Qua những kiến thức đã cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về kinh nguyệt cũng như không còn quá lo lắng về rối loạn kinh nguyệt. Đừng quá lo ngại các bạn nhé !

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?