Rối loạn nhịp tim: Triệu chứng, nguyên nhân và 11 cách điều trị từ thiên nhiên

NỘI DUNG

  • Nhịp tim bình thường là như thế nào ?
  • Triệu chứng
  • Nguyên nhân
  • Các biến chứng có thể xảy ra
    • Đột quị
    • Tim ngừng đập đột ngột do rối loạn nhịp tim ác tính
    • Rối loạn nhịp tim trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy tim
  • Một số loại rối loạn nhịp tim
    • 1. Rối loạn nhịp trên thất
    • 2. Rối loạn nhịp thất
  • Cách điều trị rối loạn nhịp tim bằng cây nhà lá vườn.
    • 1. Củ lạc 150g, đại táo 10 quả, đường đỏ 25g
    • 2. Củ mài 30g, đường đỏ 20g, thịt dê 60g, rượu trắng 20ml
    • 3. Cải canh 25g, hạt sen 8g, đường đỏ 30g
    • 4. Lá thông 30g; Hạt sen 15g; Đường đỏ 25g
    • 5. Táo 150g; Lá ngải cứu 240g; Đường đỏ 30g
    • 6. Khoai tây 300g; Củ mài 200g; Trần bì 50g; mạch nha 30g
    • 7. Đậu xanh 12g; Gừng tươi 6g; Cà chua 30g.
    • 8. Vỏ hạt đâu đen 16g; Màng mề gà 8g
    • 9. Đảng sâm 45g; Rễ hành 12g; Đại táo 10 quả
    • 10. Cùi vải khô 300g; Hạt sen 200g; Đường đỏ 50g.
    • 11. Nõn lá tre 10g; Đậu đen 30g; Đường đỏ 30g

Trái tim con người là một chiếc máy bơm khỏe mạnh – chúng bơm máu đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng các cơ quan hoạt động. Khi nhịp tim bị rối loạn, chức năng này sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chúng ta hãy cùng Kienthucdinhduong tìm hiểu về hiện tượng rối loạn nhịp tim cũng như những biến chứng nguy hiểm, cách điều trị về căn bệnh nguy hiểm này.

Rối loạn nhịp tim là những vấn đề xảy ra với tốc độ hay nhịp điệu của nhịp tim. Nhịp tim của bạn có thể đập nhanh hơn, chậm hơn bình thường bình thường hoặc nhịp độ không đều. Chứng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là rung tâm nhĩ, dẫn đến nhịp tim không đều và nhanh. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn, chẳng hạn như bị đau tim, hút thuốc, dị tật bẩm sinh tim và căng thẳng. Một số chất hoặc thuốc cũng có thể gây loạn nhịp tim.

Nhịp tim bình thường là như thế nào ?

Tim được cấu tạo từ 4 ngăn : tâm nhĩ trái và tâm trí phải ở trên; tâm thất trái và tâm thất phải ở dưới. Máy điều hòa nhịp tim tự nhiên ( nút xoang) nằm ở tâm nhĩ phải sẽ kiểm soát nhịp tim của bạn. Nút xoang này sẽ tạo ra các xung điện làm cho tim đập. Từ nút xoang, các xung điện sẽ truyền qua tâm nhĩ, làm cho tâm nhĩ co lại và bơm máu vào tâm thất. Các xung điện tiếp tục di chuyển đến một cụm tế bào gọi là nút nhĩ thất- đây là con đường duy nhất để dẫn truyền tín hiệu tù tâm nhĩ đến tâm thất. Nút nhĩ thất làm chậm tín hiệu trước khi tín hiệu này được truyền đến tâm thất. Sự chậm trễ này giúp tâm thất được bổ sung lượng máu dồi dào. Khi xung điện tiếp xúc với các cơ của tâm thất, chúng co lại, máu sẽ được bơm đến phổi và đến các phần còn lại của cơ thể. Ở một trái tim khỏe mạnh, quá trình này sẽ diễn ra trơn tru, nhịp tim sẽ từ 60-100/ phút

Ở một trái tim khỏe mạnh, quá trình này sẽ diễn ra trơn tru, nhịp tim sẽ từ 60-100/ phút

Triệu chứng

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim bao gồm

  • Nhịp tim đập nhanh: bệnh nhân cảm thấy khó thở, hồi hộp, đánh trống ngucw, chóng mặt, ngất xỉu, choáng váng
  • Nhịp tim đập chậm: đau thắt ngực, cảm thấy tim đập chậm, nhầm lẫn, khó tập trung, khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực, đổ mồ hôi.
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Ngất xỉu

Nguyên nhân

  • Cơn đau tim xảy ra bất ngờ
  • Sẹo ở mô tim từ cơn đau tim
  • Cấu trúc tim bị thay đổi do bệnh từ cơ tim
  • Bệnh động mạch vành
  • Huyết áp cao
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Hút thuốc
  • Uống quá nhiều rượu hoặc caffein
  • Lạm dụng ma túy
  • Stress
  • Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh và thuốc bổ sung, bao gồm thuốc trị cảm lạnh và thực phẩm chức năng
  • Bệnh tiểu đường
  • Do di truyền
Huyết áp cao, stress là những nguyên nhân làm rối loạn nhịp tim

Các biến chứng có thể xảy ra

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các bệnh lí nguy hiểm như sau

Đột quị

Khi tim bị run, nó không thể bơm máu hiệu quả, làm cho máu bị tràn ra. Điều này dẫn đến hình thành các cục máu đông. Khi các cục máu đông này vỡ ra, nó có thể sẽ di chuyển đến não và chặn máu di chuyển đến não, gây ra đột quị. Có thể sử dụng các loại thuốc làm loãng máu để làm giảm nguy cơ đột

Tim ngừng đập đột ngột do rối loạn nhịp tim ác tính

Các nhịp nhanh thất và rung thất có thể làm cho buồng tim dưới rung động dữ dội, làm cho tim mất khả năng bơm máu đi khắp cơ thể. Tim bệnh nhân có thể ngừng đập đột ngột, ngừng thở và mất ý thức. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Rối loạn nhịp tim trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy tim

Một số loại rối loạn nhịp tim

1. Rối loạn nhịp trên thất

Rối loạn nhịp trên thất là rối loạn nhịp xuất phát từ các vùng phía trên của tâm thất, bao gồm:

Nhịp xoang nhanh

Nút xoang có vai trò là nơi phát xung động trong hệ thống dẫn truyền của tim. Khi nhịp xoang có tần số 100 chu kì/phút hoặc 120 chu kì/ phút thì được gọi là nhịp xoang nhanh. Tình trạng này xảy ra ở những người trẻ tuổi, do cường hệ thần kinh giao cảm, cường giáp, sốt, nhiễm khuẩn, xúc động, các bệnh lí về tim mạch. Người mắc phải thường có các biểu hiện: đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở, tê tay, chân và đau tức trước vùng tim. Người ta thường điều trị bằng cách như ấn nhãn cầu, xoa xoang động mạch cảnh, nghiệm pháp Valsalva)

Nhịp xoang chậm

Hiện tượng nhịp xoang có tần số dưới 50 chu kì/ phút. Nguyên nhân ở đây có thể là do cường phó giao cảm, nhồi máu cơ tim hay hội chứng yếu nút xoang, cũng có thể là do tăng cảm xoang động mạch cảnh; phẫu thuật vùng thắt lưng, tủy sống, mắt hay do sử dụng thuốc (quinidin, digitalis, morphin…). Đau vùng ngực, choáng váng, ngất lịm, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong là những triệu chứng hay gặp. Để điều trị bệnh này, ta có thể dùng thuốc, đặt máy tạo nhịp tim hoặc phẫu thuật cắt xoang động mạch cảnh.

Rung nhĩ

Đây là hiện tượng các buồng tâm nhĩ đập nhanh và hỗn loạn. Đây là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến, thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt ở những người mắc bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim. Trong cơn rung nhĩ, tâm nhĩ đập rất nhanh, có thể lên đến 350-600 nhịp/ phút, tim sẽ bị rung lên thay vì co bóp đều đặn. Một cơn rung tâm nhĩ kịch phát có thể kéo dài một vài phút đến 1 giờ hơn. Rung tâm nhĩ rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quị, suy tim…

Cuồng động nhĩ

Bệnh lí này thường mắc phải ở những bệnh nhân có bệnh lí về tim phổi và bệnh lí toàn thân như: tắc mạch phổi, bệnh mạch vành, van tim, bệnh tuyến giáp…Tần số nhịp nhĩ vào khoảng 200-300 lần/ phút. Cuồng động nhĩ và rung tâm nhĩ có thể xảy ra cùng nhau, đi và đến một cách luân phiên. Các cơn cuồng động nhĩ cấp tính có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Ngoại tâm thu nhĩ

Đây gọi là ngoại tâm thu trên thất, là những nhịp đập thêm bắt nguồn từ tâm nhĩ. Chúng thường vô hại và không cần điều trị, người mắc phải chỉ có cảm giác nhịp tim đập không đều

Nhịp nhanh nhĩ

Đây là hiện tượng ổ phát nhịp kích thích cho tim đập nằm ở tâm nhĩ. Hiện tượng này ít gặp, nguyên nhân là do nhiễm độc digitalis, nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi.

Nhịp nhanh nút nhĩ – thất

Nhịp nhanh nút nhĩ thất là vị trí ổ phát nhịp tim nằm ở nút nhĩ – thất, gặp trong các bệnh tim mạch, viêm phổi, nhiễm độc digitalis…

Triệu chứng của nhịp nhanh nút nhĩ – thất là hồi hộp, đánh trống ngực, chán ăn, mệt mỏi, lịm. Sau cơn nhịp nhanh nút nhĩ – thất kịch phát, người bệnh thường có triệu chứng đái nhiều.

Nhịp nhanh nút nhĩ – thất có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp đốt năng lượng tần số radio qua ống thông.

Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW)

Là một dạng rối loạn nhịp tim gây ra bởi một đường điện phụ giữa tâm nhĩ và tâm thất. Con đường này có thể cho phép dòng điện đi thẳng từ nhĩ tới thất và ngược lại, mà không cần qua nút nhĩ thất, dẫn đến ngắn mạch và nhịp tim đập nhanh.

Hội chứng WPW có thể được biểu hiện với các cơn nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ. Những cơn nhịp nhanh có thể tái phát lại sau vài tuần hoặc vài tháng, bệnh nhân có thể tự chữa bằng các phương pháp gây cường phó giao cảm. Trong cơn nhịp nhanh, người bệnh có thể bị ngất. Nếu rung nhĩ nhanh dẫn đến rung thất thì người bệnh có thể bị đột tử, tuy nhiên tỷ lệ này là thấp.

Hội chứng yếu nút xoang

Thường gặp trong lứa tuổi từ 50 – 70 tuổi, ở người bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh van tim do thấp….

Hội chứng yếu nút xoang xảy ra khi hoạt động của nút xoang bị trục trặc, được biểu hiện điển hình bởi hội chứng nhịp chậm – nhanh.

Khi nhịp tim chậm thì người bệnh cảm thấy mệt nhọc, choáng váng; khi nhịp tim nhanh lại thấy hồi hộp, đánh trống ngực. Hai biểu hiện luân phiên nhau, nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy tim mạn tính hoặc nghẽn động mạch não. Để điều trị cần phải cấy máy tạo nhịp tim.

Rối loạn nhịp trên thất là rối loạn nhịp xuất phát từ các vùng phía trên của tâm thất

2. Rối loạn nhịp thất

Ngoại tâm thu thất

Đây là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, , có thể xuất hiện ở cả những người bình thường (do căng thẳng, rượu, cà phê, thuốc lá, mất ngủ…) không gây nguy hiểm, hoặc xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột tử. Tỷ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam giới.
Ngoại tâm thu là hiện tượng tim đập quá sớm, chưa được phép đập đã đập; sau nhịp đập sớm này, tim nghỉ bù một lát trước khi đập nhịp tiếp theo. Người bệnh thường có cảm giác hẫng hụt, tim ngừng đập, rồi đập mạnh.

Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp nhanh có nguồn gốc từ tâm thất, với tần số khoảng từ 120 – 250 nhịp/ phút. Đây thực chất là một chuỗi các ngoại tâm thu thất, được gọi là nhịp nhanh thất khi có từ trên 3 nhịp ngoại tâm thu thất liên tiếp xảy ra.
Khi tần số nhịp nhanh thất từ 250 – 300 nhịp/ phút sẽ trở thành cuồng thất.
Nhịp nhanh thất là một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, gây suy tim nặng và sốc tim, luôn phải được theo dõi và điều trị cấp cứu tại bệnh viện vì có tỷ lệ tử vong cao.

Rung thất

Rung thất cũng là một rối loạn nhịp nghiêm trọng và cần được cấp cứu điều trị, hầu hết gặp ở những người có bệnh tim nặng.
Rung thất là tình trạng từng vùng cơ thất rung lên, các bó sợi cơ thất co bóp không đồng bộ với nhau, có tần số khoảng từ 350 – 600 nhịp/ phút. Hậu quả là tim ngừng đập, mất mạch, mất ý thức và tử vong. Khi rung thất trong 8-10 giây, người bệnh bắt đầu mất ý thức, nếu tiếp tục rung thất thì người bệnh sẽ tử vong trong vòng 3-5 phút.

Hội chứng QT kéo dài (LQTS)

Phần lớn các trường hợp có hội chứng QT kéo dài đều là do đột biến di truyền. Ngoài ra, còn có thể do tác dụng của một số loại thuốc điều trị. Làm tim đập nhanh, hỗn loạn, có thể dẫn đến ngất xỉu và gây tử vong đột ngột ở những người trẻ tuổi.
Hội chứng QT kéo dài có thể được điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp, máy tạo nhịp tim, sốc điện, máy khử rung tim,…

Block tim

Block tim là một sự cản trở trên đường dẫn truyền của xung điện khi nó đi từ nút xoang đến tâm thất, bao gồm: Block xoang nhĩ (ngừng xoang), block nhĩ – thất (thời gian dẫn truyền từ nhĩ xuống thất bị chậm trễ) và block trong thất (các loại block nhánh).
Block tim thường xuất hiện do các bệnh lý về tim mạch, có thể làm chậm nhịp tim và gây ra các biểu hiện hồi hộp, trống ngực, nặng hơn là ngất, hội chứng Adams-Stokes hoặc đột tử. Một số loại block có thể xuất hiện ở cả những người khỏe mạnh bình thường và không gây nguy hiểm. Trong những trường hợp bị block tim nặng, người bệnh sẽ cần được điều trị bằng máy tạo nhịp tim.

Bất kể là loại rối loạn nhịp tim nào thì nó cũng có thể đang đe dọa đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, nhịp đập không đều, đau tức vùng tim, khó thở, mệt mỏi… thì bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, phòng tránh những rủi ro cho sức khỏe.

Bất kể là loại rối loạn nhịp tim nào thì nó cũng có thể đang đe dọa đến sức khỏe của bạn.

Cách điều trị rối loạn nhịp tim bằng cây nhà lá vườn.

1. Củ lạc 150g, đại táo 10 quả, đường đỏ 25g

Lấy vỏ lạc sấy khô, đại táo bỏ hạt giã nhuyễn, đường đỏ cho vào nồi đun tới chảy thành nước. Trộn đều hỗn hợp bột vỏ củ lạc, đại táo, nước đường sau đó đem giã thành viên. Phơi khô thuốc, ngày uống 2 lần lúc đói, mỗi lần 15 viên với nước sôi để ấm.

2. Củ mài 30g, đường đỏ 20g, thịt dê 60g, rượu trắng 20ml

Lấy thịt dê rửa sạch, thái mỏng ướp với rượu trắng 30 phút. Củ mài đem đi sấy khô, tán thành bột đem trộn với đường đỏ. Hấp cách thủy hỗn hợp thịt dê, bột củ màu với đường đảo. Khi thịt chín chia làm 2 lần ăn trong ngày trong 1 tháng.

3. Cải canh 25g, hạt sen 8g, đường đỏ 30g

Cải cảnh rửa sạch, sau đó thái nhỏ. Hạt sen tán nhỏ, đường đỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi. Tiếp theo cho bột sen vào khuấy đều, cho sôi là được. Sủ dụng 2 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

4. Lá thông 30g; Hạt sen 15g; Đường đỏ 25g

Lá thông dùng thông đuôi ngựa, rửa sạch, thái nhỏ phơi nơi không có ánh nắng cho khô, cùng các vị thuốc khác cho vào nồi, thêm 400ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, khi còn 200ml nước, chắt lấy nước bỏ bã, chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 10 ngày.

5. Táo 150g; Lá ngải cứu 240g; Đường đỏ 30g

Táo chọn loại quả to (có thể dùng táo tây), rửa sạch, bỏ hạt, thái mỏng, sấy khô. Lá ngải cứu phơi khô, cả hai tán nhỏ thành bột mịn. Đường đỏ đun cho chảy, thả bột thuốc vào luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên với nước sôi để ấm.

6. Khoai tây 300g; Củ mài 200g; Trần bì 50g; mạch nha 30g

Khoai tây, củ mài rửa sạch, sấy khô, và cùng trần bì tán thành bột mịn, dùng mạch nha luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên.

7. Đậu xanh 12g; Gừng tươi 6g; Cà chua 30g.

Cà chua rửa sạch, cắt thành miếng, tất cả cho vào nồi thêm 400ml nước đun sôi kỹ, khi còn 250ml nước thuốc, chắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 20 ngày.

8. Vỏ hạt đâu đen 16g; Màng mề gà 8g

Chế biến và dùng: Cả hai cho sắc và uống như bài trên. Đây là bài thuốc khi dùng cho kết quả rất nhanh.

9. Đảng sâm 45g; Rễ hành 12g; Đại táo 10 quả

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 400ml nước, đun sôi kỹ khi còn 250ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã, chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 30 ngày.

10. Cùi vải khô 300g; Hạt sen 200g; Đường đỏ 50g.

Cùi vải, hạt sen tán thành bột mịn, đường đỏ đun cho chảy, cho bột thuốc vào luyện viên bằng hạt ngô phơi khô, ngày uống 3 lần, mỗi lẫn 15 viên.

11. Nõn lá tre 10g; Đậu đen 30g; Đường đỏ 30g

Nõn lá tre, là lấy lá tre non còn bị cuộn lại ở đầu cành lá tre ( có hình như cái tăm) tất cả cho vào nồi sắc lấy 250ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 20 ngày.

Sau khi đã tìm hiểu về rối loạn nhịp tim, bạn cũng đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cũng như những bài thuốc dân gian hiệu quả có tác dụng trong việc điều trị rối loạn nhịp tim. Hãy cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này bạn nhé!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?