10 nguyên tắc vàng dinh dưỡng cho bà bầu

NỘI DUNG

  • 1. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
  • 2. Chế độ ăn tăng cường bổ sung protein và chất xơ
  • 3. Nói không với thực phẩm có hại
  • 4. Bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh
  • 5. Không được ăn kiêng trong suốt quá trình mang thai
  • 6. Tốc độ tăng cân của bà bầu
  • 7. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa nhỏ
  • 8. Thỉnh thoảng nên ăn thêm những thức ăn ngọt
  • 9. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh
  • 10. Bà bầu không được bỏ qua bữa sáng

Dinh dưỡng cho bà bầu là vấn đề vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.

Để đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh trong quá trình mang thai bạn cần áp dụng ngay 10 nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu dưới đây nhé!

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khác so với chế độ dinh dưỡng thường ngày của bạn. Bởi các phụ nữ trong quá trình mang thai cần nạp thêm nhiều chất đạm và một số loại vitamin cùng với khoáng chất như: axit folic, sắt và đặc biệt nhiều canxi.

Nếu chế độ dinh dưỡng trong thời gian trước khi mang thai mà vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chí trên thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống nhằm cung cấp đầy đủ sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý. Nạp thêm dưỡng chất vào người không có nghĩa là ăn lượng thức ăn nhiều hơn nhé. Nếu bạn đã có cân nặng lý tưởng khi bắt đầu mang thai thì trong 3 tháng đầu bạn không cần nạp thêm calo. Sau đó, trong 3 tháng tiếp theo bạn cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày và tới 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối. Tùy thuộc vào cân nặng mà nạp lượng calo ít hơn hay nhiều hơn mức chúng tôi đã đưa ở trên.

2. Chế độ ăn tăng cường bổ sung protein và chất xơ

Một điều cần chú ý khác trong dinh dưỡng cho bà bầu cần phải tăng cường bổ sung protein và chất xơ. Bạn nên chú trọng lựa chọn những sản phẩm như: thịt gà, thịt nạc, cá, trứng, đậu. Cần ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa lượng sắt dồi dào giúp bé phát triển tốt hơn trong bụng mẹ.

Trong quá trình mang thai, táo bón và nóng trong là vấn đề thường gặp nhất ở bà bầu. Vì vậy, bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm chưa chất xơ như: hạt ngũ cốc, đậu trái cây và rau xanh nhé.

Mẹ bầu cần bổ sung protein và chất xơ vào chế độ dinh dưỡng

3. Nói không với thực phẩm có hại

Trong quá trình mang thai bạn cần tránh xa những thực phẩm hay món ăn có thực phẩm tươi sống như: hàu, gỏi cá, sushi hay sữa tiệt trùng, phô mai…những loại thực phẩm này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Hầu như tất cả các loại cá đều chứa thủy ngân hay những nguyên tố kim loại, khi ăn sống những thực phẩm này sẽ có tác hại lớn đến sự phát triển trí não và bé. Hiệp hội dinh dưỡng cho bà bầu khuyến cáo chỉ nên ăn khoảng 300-400 gr cá mỗi tuần (khoảng 2 bữa/tuần) và phải được nấu chín để đảm bảo vệ sinh.

Những đồ uống có hại cho thai nhi như: rượu, bia, cook-tail…bởi chúng có thể gây ra những dị tật, khuyết tật và những vấn đề về cảm xúc, mất đi khả năng học tập của bé sau này.

Với những đồ uống có thành phần của caffein bà bầu cũng nên cắt giảm hoặc không nên uống những thức uống này. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ bạn gặp bất thường gì khi sử dụng thức uống này thì nên dừng ngay. Caffein không chỉ có trong café mà còn có trong trà, các loại nước ngọt, nước có ga, socola…

4. Bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh

Bà bầu cũng nên cân nhắc xem có nên bổ sung thêm những dưỡng chất từ các viên uống bổ sung không? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu dưỡng chất trong cơ thể bạn ở quá trình mang thai. Bởi nhiều khi chế độ ăn uống hàng ngày không thể cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong quá trình mang thai. Nhiều bà mẹ vẫn cần bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể như: uống viên sắt hay những dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung vitamin bằng viên uống bổ sung

Với những bà bầu ăn chay hoặc mắc một số bệnh lý như: tiểu đường thai kỳ, thiếu máu hoặc đã từng sinh con nhẹ cân thì cần trao đổi với bác sĩ hay những chuyên gia dinh dưỡng để có những phương án bổ sung dưỡng chất hợp lý nhất.

Một số nguyên tắc bạn cần lưu ý khi uống bổ sung những vitamin đó là tuyệt đối không sử dụng quá liều mà không có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ. Bởi điều này có thể mang đến những tác hại khôn lường cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.

5. Không được ăn kiêng trong suốt quá trình mang thai

Nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân thì khi mang thai bạn nên dừng ngay việc này. Bởi chế độ ăn kiêng có tiềm ẩn nhiều nguy hiểm,  không chỉ giảm cân nặng của bé đơn thuần mà còn ảnh hưởng tới hàm lượng axit folic, hàm lượng sắt và những loại vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

Mẹ không được ăn kiêng khi đang mang thai

Khi mang thai, tăng cân là một trong những dấu hiệu tốt cho thấy bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi vậy nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu một cách lành mạnh và khoa học để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Nếu bạn có dấu hiệu chậm tăng cân thì nên xem xét lại chế độ ăn uống và cần bổ sung ngay những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

6. Tốc độ tăng cân của bà bầu

Tốc độ tăng cân của bà bầu trong khi mang thai là điều cần thiết và cần phải theo dõi tổng số cân nặng tăng lên. Bạn nên tăng cân từ từ là tốt nhất, nên tăng từ 300 gr đến 1,5 kg trong tam cá nguyệt đầu tiên và sau đó mỗi tuần tăng thêm 300 gr trong tam cá nguyệt 2 và 3.

Với những người mang song thai hay bị thiếu hoặc thừa cân bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo về tốc độ tăng cân khác nhau phù hợp với thể trạng của từng người. Ví dụ, trước khi mang thai bạn đang thừa cân thì chỉ nên tăng 15gr mỗi tuần trong tam cá nguyệt 2 và 3 thay vì tăng 300gr như bình thường. Bên cạnh đó, bạn mang thai đôi cũng cần phải tăng cân nhiều hơn so với những bà mẹ chỉ mang thai một.

7. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa nhỏ

Bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn từ 5-6 bữa rải rác trong ngày, đây là cách để bạn hạn chế cảm giác khó chịu trong thời gian thai ngén như: buồn nôn, ợ nóng, chán ăn, khó tiêu…Trong quá trình mang thai, sự phát triển của bé sẽ tạo ra sức ép lên dạ dày và những cơ quan tiêu hóa khác. Bởi vậy bạn cần chia nhỏ để giảm lượng thức ăn vào dạ dày cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển.

Bà bầu nên ăn 5 – 6 bữa mỗi ngày và đầy đủ dinh dưỡng

Bạn có thể ăn bất cứ lúc nào mà mình cảm thấy đói, tuy nhiên bạn đừng quên ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Hạn chế ăn những thức ăn nhẹ chứa nhiều calo nhưng lại không đủ dinh dưỡng cần thiết có cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp cũng với những thực phẩm bổ sung dưỡng chất cũng giúp bạn sinh ra một em bé khỏe mạnh và kháu khỉnh.

8. Thỉnh thoảng nên ăn thêm những thức ăn ngọt

Những loại thực phẩm đã chế biến sẵn, đóng gói và các loại tráng miệng có đường là những thực phẩm không được ưu tiên trong danh sách những món ăn có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng có thể nếm những món ăn này.

Bạn thử một chút khi lên cơn thèm một loại snack nào đó bạn có thể thử một chút cũng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Hay bạn có thể thử một cốc sinh tố chuối, một viên kẹo hay các loại kẹo và hạt không béo cũng được, nhưng bạn phải biết giữ giới hạn.

9. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh

Phụ nữ trong quá trình mang thai dễ bị mất nước vì vậy cần uống nhiều nước và các loại chất lỏng khác là điều vô cùng quan trọng. Khi tập thể dục trong thời tiết nắng nóng uống nhiều nước và ăn rau xanh, cung cấp chất xơ giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón ở bà bầu. Bạn chỉ nên uống nước trắng, nước khoáng, nước lọc thay thì  nước uống có ga bởi chúng sẽ làm bạn cả thấy khó tiêu và đầy hơi.

Mẹ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh

Trong quá trình mang thai, bạn cũng nên bổ sung rau và hoa quả ít nhất 5 lần/ngày trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Nước ép hoa quả có thể dùng thay cho trái cây tươi nhưng chỉ nên dùng 1 lần/ngày. Bởi ăn trái cây tươi ngoài việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết chúng còn cung cấp một lượng chất xơ đáng kể rất cần cho bà bầu.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều những thực phẩm từ sữa như: pho mát, sữa chua, uống sữa… Sữa là nguồn cung cấp canxi cần thiết cho sự phát triển của răng và xương của em bé trong quá trình phát triển trong bụng mẹ. Mẹ nên chọn loại ít chất béo để tránh tăng cân quá nhanh và nhiều trong thời gian ngắn nhé.

10. Bà bầu không được bỏ qua bữa sáng

Toàn bộ lượng thức ăn mà bạn nạp trong buổi tối hôm trước sẽ tiêu hoá hết trong một đêm. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng cung cấp nguồn ngăn lượng vô cùng quan trọng cho bà bầu giúp cho hoạt động của não bộ, cơ thể và sự phát triển của bé trong một ngày mới.

Bên cạnh đó, ăn sáng là một cách chống lại các chứng nghén trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Theo nghiên cứu, những người bỏ ăn bữa sáng có xu hướng căng thẳng và phải đấu tranh với mệt mỏi, không tập trung nhiều như những người ăn sáng.

Ăn sáng với ngũ cốc kèm theo sữa chua hoặc sữa, hoa quả là bữa sáng tuyệt vời dành cho bà bầu. Bữa sáng giúp bổ sung axit folic, sắt và những vitamin quan trọng khác cho cơ thể.

Ngoài những bữa chính thì các bà bầu cũng nên bổ sung những bữa ăn phụ, nhưng bạn phải kiểm soát được lượng đường trong máu và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé phát triển. Không nên ăn nhiều đồ ăn ngọt như: bánh quy, bánh ngọt hay socola bởi chúng có thể khiến bạn tăng cân nhanh, nên chọn đồ ăn nhẹ như: bánh mì, sữa, hoa quả…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu giúp mang tới sức khỏe tốt cho mẹ cũng như đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh cho bé trong suốt quá trình thai kỳ. Các mẹ nên bổ sung tất cả những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé để có thai kỳ khoẻ mạnh nhé!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?